Sức khỏe trẻ em – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:47:53 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Sức khỏe trẻ em – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Khi con gái dậy thì sớm https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/90-khi-con-gai-day-thi-som.html https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/90-khi-con-gai-day-thi-som.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:36 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/90-khi-con-gai-day-thi-som/ Con gái tôi 8 tuổi nhưng cháu đã có ngực. Ở lớp của cháu – lớp 2, có cháu đã thấy kinh. Nếu cháu dậy thì sớm thì không lớn nữa? Có thể kềm quá trình này lại? Dậy thì sớm là do uống sữa, ăn thịt nhiều? T.Cúc – Thắc mắc của bạn cũng […]

The post Khi con gái dậy thì sớm appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Con gái tôi 8 tuổi nhưng cháu đã có ngực. Ở lớp của cháu – lớp 2, có cháu đã thấy kinh. Nếu cháu dậy thì sớm thì không lớn nữa? Có thể kềm quá trình này lại? Dậy thì sớm là do uống sữa, ăn thịt nhiều? T.Cúc

– Thắc mắc của bạn cũng là trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Tôi đã gặp những bé gái 8-9 tuổi béo phì, ngực nở… và có kinh. Đến lúc ấy phụ huynh tá hỏa thì quá trễ, bởi làm gì có chuyện quay ngược đồng hồ sinh học được.

Vì sao trẻ dậy thì sớm? Dậy thì sớm do sự tiết GnRH (Gonadotropin Releasing Hormon) ở vùng dưới đồi bị kích hoạt sớm, buồng trứng sinh ra những thay đổi có chu kỳ và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng giới tính nói trên. Còn vì sao GnRH lại tiết ra? Năm 1979, tạp chí The Lancet nghiên cứu hàng trăm bé gái phát triển ngực sớm ở Ý, họ thấy trẻ được ăn nhiều thịt heo, uống sữa bò nhiều, thịt gà nhiễm estrogen (thuốc kích thích tăng trưởng trộn trong cám).

 

Bác sĩ Cooper (Mỹ) thì cho rằng phơi nhiễm hóa chất là nguyên nhân chính. Ông thấy một số bé gái dùng khá nhiều chất dưỡng da của mẹ trong đó có hàm lượng hormone cao. Estrogen trong thuốc, thực phẩm, chất dưỡng da qua đường ruột hoặc da đi vào hệ tuần hoàn máu, lên não đánh thức vùng dưới đồi sản xuất GnRH và thế là buồng trứng phải hoạt động.

Các chuyên gia dinh dưỡng bổ sung: “Chế độ ăn uống nhiều calorie, đồ ăn nhanh nhiều chất bổ, lạm dụng thuốc bổ cũng làm thức dậy chức năng giới tính khiến trẻ dậy thì sớm”. Điều này thấy rất rõ ở trẻ béo phì, chúng có kinh sớm nhưng sau đó thì kinh nguyệt lại rối loạn vì khối mỡ. Một số tác giả định lượng melatonin (hormone điều hòa nhịp sinh học) ở trẻ dậy thì sớm thì thấy hàm lượng của nó giảm. Họ nghiên cứu hành vi lại phát hiện những trẻ xem tivi, chơi game nhiều thì melatonin giảm.

Dậy thì sớm có bất lợi gì? Estrogen của buồng trứng sẽ ức chế sự tăng trưởng của sụn đầu xương làm chiều cao chựng lại, bé gái không thể đạt chiều cao đầy đủ như gen di truyền. Bé gái nảy nở sớm thường bị bạn bè trêu chọc. Điều nguy hiểm hơn là hormone buồng trứng tác động đến tâm lý khiến trẻ yêu sớm và dễ bị lợi dụng.

Làm sao bây giờ? Ở giai đoạn tiền dậy thì, nếu thấy con đã nhú ngực thì phụ huynh nên đưa ngay đến các bác sĩ nội tiết để được tư vấn. Nếu tiền dậy thì trước 9 tuổi, các bác sĩ có thể dùng hormone làm quá trình dậy thì chậm lại.

 

theo suckhoegiadinh

The post Khi con gái dậy thì sớm appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/90-khi-con-gai-day-thi-som.html/feed 0
Con bệnh, bố mẹ lại nghĩ là thông minh https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/91-con-benh-bo-me-lai-nghi-la-thong-minh.html https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/91-con-benh-bo-me-lai-nghi-la-thong-minh.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:36 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/91-con-benh-bo-me-lai-nghi-la-thong-minh/ Thấy con trai 20 tháng tuổi suốt ngày leo trèo, chạy nhảy rồi đập, tháo các đồ dùng trong nhà, chị Hà nghĩ con ham khám phá, thông minh. Khi nghe bác sĩ nói cháu bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, chị ngớ người. Trước đó, chị Hà (Giảng Võ, Hà Nội) luôn […]

The post Con bệnh, bố mẹ lại nghĩ là thông minh appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Thấy con trai 20 tháng tuổi suốt ngày leo trèo, chạy nhảy rồi đập, tháo các đồ dùng trong nhà, chị Hà nghĩ con ham khám phá, thông minh. Khi nghe bác sĩ nói cháu bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, chị ngớ người.

Trước đó, chị Hà (Giảng Võ, Hà Nội) luôn cho rằng trẻ con nghịch ngợm nhiều là tốt nên thường để con tự do chạy nhảy, thích làm gì thì làm. Cậu bé không thích ngồi chơi đồ chơi mà thường lao ầm ầm hết góc nọ đến góc kia trong nhà, luôn tay sờ thứ nọ, chân đá thứ kia. Cu cậu chỉ chịu ngồi im khi người mệt lả hoặc mẹ mở cho xem các chương trình quảng cáo. Cháu cũng không chú ý đến lời người lớn nói, chưa nói rõ từ gì và chẳng biết sợ.

Khi có người bạn góp ý cháu như thế là không bình thường và khuyên nên đưa đi khám, chị Hà đã tự ái và giận luôn họ.

Gần đây, thấy con ngày càng gầy yếu dù ăn rất nhiều, chị Hà đưa con đi khám dinh dưỡng, tiện thể vào kiểm tra luôn về tâm trí và giật mình khi bác sĩ kết luận con trai bị chứng tăng động giảm chú ý.

Bác sĩ Quách Thúy Minh, trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, hiện có rất nhiều trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (cứ 100 trẻ có 3-5 cháu mắc) mà bố mẹ không biết, lại nhầm là trẻ hiếu động, ham tìm tòi. Đa số họ chỉ đưa con đi khám khi trẻ đến tuổi đi học, lúc thấy rõ các cháu quá cá biệt so với bạn bè như kết quả học tập kém, không tuân thủ kỷ luật trường lớp, hay gây gổ, hay quên… Mỗi ngày, có 5-10 cháu đến viện Nhi khám và được phát hiện mắc rối loạn này.

 

Theo bác sĩ Minh, trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, ngoài do yếu tố sinh học (di truyền, mẹ bị bệnh khi mang thai, trẻ bị tổn thương não khi sinh hoặc sau sinh) còn vì môi trường sống. Những em bé sống ở nơi chật chội, ồn ào, nhà quá đông đúc, lộn xộn sẽ dễ bị tăng động. Ngoài ra, trẻ còn dễ mắc khi bố mẹ thiếu quan tâm, để con bị lôi cuốn vào xem TV quá nhiều hay nghiện chơi game, internet từ sớm.

Bác sĩ cho biết, có thể phát hiện rối loạn này ngay từ khi trẻ biết đi. Các trẻ này như có gắn động cơ trong người nên không ngừng hoạt động, ít khi ngồi yên lâu. Các cháu thường chóng chán khi chơi trò chơi, thích nhìn TV nhất là chương trình quảng cáo hay màn hình vi tính vì có màu sắc thay đổi liên tục. Một số cháu còn luôn lơ đãng, không nghe lời người lớn hoặc tỏ thái độ chống đối. Nhiều bé còn kèm theo chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hen, dị ứng thức ăn…

Khi trẻ bắt đầu đi học thì những biểu hiện rối loạn có thể dễ dàng nhận ra hơn: Bé hay làm mất đồ dùng học tập, trong giờ học không ngồi yên, không chú ý nghe cô giáo giảng, không tuân theo kỷ luật của lớp, đùa nghịch quá mức, lộp chộp, hay nói xen ngang hoặc chưa hỏi xong đã trả lời. Những trẻ này không biết kiềm chế nên dễ nổi xung, hay gây gổ với bạn bè… vì thế lại càng hay bị trêu chọc, mất tự tin, học kém.

Trường hợp cháu Huy, con chị Lành ở Mỹ Đức, Hà Nội rất điển hình cho những trẻ được đưa đến khám về rối loạn này.

Năm nay Huy đã 14 tuổi. Thấy con học hành ngày càng sa sút, liên tục gặp các rắc rối ở trường do không chấp hành theo nội quy, bị các bạn trêu chọc, chị Lành đưa con đi khám.

Chị cho biết, từ bé con trai mình đã vô cùng nghịch ngợm. Cháu hay hí hoáy tháo, lắp mọi thứ trong nhà và nói rất nhiều. Cả nhà ai cũng nghĩ cháu thông minh, hiếu động và sau này sẽ học giỏi. Thế nhưng, từ lúc con đi học, chị Lành luôn nhận được những lời phàn nàn của cô giáo như: Huy không bao giờ chịu đứng theo hàng cùng các bạn, cho bài tập không làm, đang giờ học không chép bài lại tự do chạy ra chạy vào lớp hay quay sang nói chuyện với bạn…

Gia đình buôn bán cũng khá giả nên vợ chồng chị Lành không tiếc tiền đầu tư cho con. Đồ chơi, đồ dùng, Huy chẳng thiếu thứ gì. Thấy con học kém, anh chị cũng thuê toàn gia sư giỏi về dạy cho con nhưng đổi nhưng sức học của Huy vẫn chẳng cải thiện.

Cũng vì cậu con trai liên tục mắc lỗi ở nhà, ở trường này mà vợ chồng anh chị thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Anh hay nổi nóng, cứ con làm sai điều gì là đánh, mắng, cậu bé thấy vậy càng chống đối. Chị Lành thương con hay xông vào bênh rồi vợ chồng lại nặng nhẹ với nhau.

Theo bác sĩ Minh, khi thấy con có những biểu hiện quá xung động hay thiếu tập trung, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Phát hiện càng sớm, khả năng giúp trẻ thoát khỏi chứng tăng động giảm chú ý càng cao và đơn giản. Còn nếu để quá muộn, khi tất cả đã ăn vào tính cách, thói quen, thì càng khó thay đổi và nếu không chữa trị, dạng rối loạn này sẽ theo trẻ suốt cuộc đời.

Những trẻ này trưởng thành sẽ là người thiếu tập trung, không thích công việc trí óc mà chỉ làm được các việc lao động chân tay, không yên tâm với học tập hay công tác, hay gây gổ với người khác, khả năng tổ chức kém, hay quên… nên thường gặp thất bại trong cuộc sống, hôn nhân. Theo một số nghiên cứu, những tội phạm như cướp của, sử dụng ma túy… đa số đều có tiền sử bị tăng động.

Bác sĩ cho biết, để giúp trẻ, hiện nay, ngoài việc dùng thuốc, liệu pháp điều chỉnh hành vi vẫn là chủ yếu. Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thường xuyên chơi với con, dạy con qua trò chơi, khi nói gì với trẻ cần nói câu rõ ràng, chính xác, thu hút sự chú ý của trẻ khi người lớn nói

Với các trẻ lớn hơn, bố mẹ cần giải thích cho con những việc nên, không nên, khuyến khích hành vi tốt của con bằng lời nói nhẹ nhàng và khen thưởng kịp thời. Nếu trẻ mắc lỗi bố mẹ phải kiên trì nhắc nhở, giải thích, kiềm chế việc cáu giận hay đánh, mắng.

Một cách rất hiệu quả để giúp con nữa là bố mẹ nên giao việc cho bé làm, nhưng nên chia ra từng việc nhỏ và khuyến khích trẻ hoàn thành. Bạn cũng nên cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh đòi hỏi phải tư duy như xếp hình, giải ô chữ… đồng thời để bé được chạy nhảy vừa phải, thể dục để xả năng lượng thừa.

Bố mẹ cũng cần trao đổi về tình trạng rối nhiễu của con với giáo viên để họ cùng giúp đỡ bé như cho trẻ ngồi học ở bàn đầu, giúp bé chú ý đến bài học, hạn chế trách mắng, nhắc nhở các bạn trong lớp không trêu chọc, chế giễu trẻ…

 

theo suckhoegiadinh

The post Con bệnh, bố mẹ lại nghĩ là thông minh appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/91-con-benh-bo-me-lai-nghi-la-thong-minh.html/feed 0
Rối loạn lo âu https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/89-roi-loan-lo-au.html https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/89-roi-loan-lo-au.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:35 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/89-roi-loan-lo-au/ Cháu tôi 7 tuổi, ăn uống bình thường nhưng người vẫn ốm, nhìn như bị suy dinh dưỡng. Cháu hay bị lạnh cả hai bàn tay và bàn chân, nhất là khi cháu đùa giỡn hoặc lo sợ hay xúc động. Xin bác sĩ tư vấn cháu tôi bị bệnh gì và cần điều trị […]

The post Rối loạn lo âu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Cháu tôi 7 tuổi, ăn uống bình thường nhưng người vẫn ốm, nhìn như bị suy dinh dưỡng. Cháu hay bị lạnh cả hai bàn tay và bàn chân, nhất là khi cháu đùa giỡn hoặc lo sợ hay xúc động. Xin bác sĩ tư vấn cháu tôi bị bệnh gì và cần điều trị ở đâu?

 

– Bác sĩ Lê Quốc Nam, chuyên khoa tâm thần, trả lời: Qua mô tả của chị thì thấy rằng có thể cháu chị bị rối loạn lo âu. Khi trẻ bị lo âu hay xúc động mạnh thì có thể sẽ có một số triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, giảm tập trung chú ý, có những cơn run rẩy, căng cứng cơ, vã mồ hôi, đau bụng hay tiêu chảy… Chị có thể đưa cháu đến khoa tâm lý của bệnh viện nhi đồng hay phòng khám tâm lý y khoa, tâm thần để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp về chứng rối loạn lo âu. còn nếu nghi ngờ cháu bị thêm tình trạng suy dinh dưỡng thì có thể khám bác sĩ dinh dưỡng hay nhi khoa để giải quyết tình trạng này.

 

theo suckhoegiadinh

The post Rối loạn lo âu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/89-roi-loan-lo-au.html/feed 0
Cách đánh giá sự phát triển của con trẻ https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/87-cach-danh-gia-su-phat-trien-cua-con-tre.html https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/87-cach-danh-gia-su-phat-trien-cua-con-tre.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:34 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/87-cach-danh-gia-su-phat-trien-cua-con-tre/ Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng ấp ủ mong muốn con mình thành đạt trong tương lai: một nhà khoa học, một cầu thủ bóng đá hay một nghệ sĩ nổi tiếng… Không kể những trường hợp trẻ bộc lộ sớm những khả năng siêu việt của một thần đồng thì phần lớn trẻ […]

The post Cách đánh giá sự phát triển của con trẻ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng ấp ủ mong muốn con mình thành đạt trong tương lai: một nhà khoa học, một cầu thủ bóng đá hay một nghệ sĩ nổi tiếng… Không kể những trường hợp trẻ bộc lộ sớm những khả năng siêu việt của một thần đồng thì phần lớn trẻ muốn phát triển như mong muốn của cha mẹ đều phải được đầu tư, bồi dưỡng, giáo dục đặc biệt, cộng với một chỉ số thông minh trên mức trung bình thì mới mong thành đạt về mặt học tập.

 

Ngày nay, các chuyên gia tâm lý và giáo dục cho rằng, ngoài thành tích học tập ở nhà trường, để thành công trong cuộc đời sau này, trẻ còn phải là con người lạc quan, tự tin và đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục gia đình.  Đánh giá “chỉ số cảm xúc” (emotional quotien, viết tắt là EQ) của trẻ đang được sử dụng nhiều và được coi là chỉ số báo hiệu đáng tin cậy nhất cho sự thành công trong tương lại của trẻ. Những chỉ số này dự báo trẻ có những phẩm chất để tự hoàn thiện và ý chí phấn đấu để đạt được những mục tiêu trong đời hay không.  Tác giả của phương pháp trắc nghiệm cảm xúc này là Daniel Goleman với tác phẩm có tên là “Thông tuệ về cảm xúc: Tại sao lại có ý nghĩa hơn chỉ số thông minh” (Emtional Intelligence: Why it can matter than IQ) đã chứng minh rằng “những trẻ biết đánh giá bản thân, hiểu tâm lý của những người xung quanh, biết thích nghi với hoàn cảnh, linh hoạt, tự tin là những trẻ dễ thành đạt”.  Chỉ số cảm xúc càng cao thì trẻ càng được trang bị tốt hơn để ứng phó với những trạng thái tâm lý của mình, những lựa chọn khó khăn trong đời sống hay trong học tập và sau này với những hoàn cảnh không thuận lợi trong công việc. Tại sao lại như vậy? Vì hiểu biết khoa học còn dễ dạy hơn kỹ năng làm người.  Những trẻ có chỉ số cảm xúc cao, biết ứng xử tốt hơn trong các mối quan hệ ở nhà trường và xã hội, do đó thành công hơn.  Như vậy là dạy cho trẻ biết xử lý một cách có kết quả những cảm xúc của chính mình và của những người khác đem lại cho trẻ một phương tiện cần thiết để phát triển và làm phong phú thêm trong cuộc đời hoạt động của chúng sau này. Tiến sĩ  Maurice Elias, đồng tác giả của tác phẩm “Thông tuệ về cảm xúc của các bậc cha mẹ: Làm thế nào để xây dựng ý thức kỷ luật với bản thân, ý thức trách nhiệm, kỹ năng xã hội cho trẻ?” đã đưa ra một bộ câu hỏi trắc nghiệm đơn giản có thể giúp đánh giá chỉ số cảm xúc của trẻ và của chính cha mẹ.Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây và cho điểm:

Điểm 1: Hiếm hoặc không đúng.

Điểm 2: Đôi khi hoặc gần đúng.

Điểm 3: Thường xảy ra hoặc hoàn toàn đúng.

Những câu hỏi dành cho trẻ:

–  Trẻ có dễ dàng nói về cảm xúc của mình không?

–  Trẻ có biết nhiều từ để mô tả cảm xúc của mình?

–  Trẻ có khả năng thông cảm với người khác không?

–  Trẻ có thái độ lạc quan không?

–  Trẻ có kiên nhẫn chờ đợi một người nào đó mà trẻ đang cần gặp không?

–  Trẻ có mục tiêu phù hợp với lứa tuổi và một vài ý nghĩ để đạt được những mục tiêu đó không?

–  Trẻ có biết giải quyết khó khăn một cách độc lập không?

– Trẻ có chăm chú nghe không?

–  Trẻ có biết đang cần gì và biết yêu cầu như thế nào không?

– Trẻ có biết sống hoà hợp trong nhóm bạn cùng lứa không?

Những câu hỏi cho cha mẹ:

– Bạn có cảm xúc như thế nào trong phần lớn thời gian của bạn không (vui, buồn, chán nản, hận thù, đố kỵ…)?

–  Bạn có thử hiểu quan điểm của người khác ngay cả khi đang tranh luận không?

– Bạn có cách nhìn lạc quan và tin tưởng vào cuộc đời không?

– Bạn có thường xuyên chia sẻ cảm xúc của mình với người khác không?

–  Bạn có kiểm soát được tính khí của bạn ngay cả khi căng thẳng không?

– Bạn có mục tiêu và kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu đó không?

– Bạn có biết chăm chú nghe như thế nào và nhắc lại được những điều vừa nói không?

– Bạn có cân nhắc mọi khả năng trước khi đi đến quyết định không?

– Bạn có biết cần phải suy nghĩ về những nhu cầu của mình như thế nào và thực hiện những nhu cầu đó không?

–  Bạn có thời gian để vui đùa với những người bạn yêu mến không?

Cộng điểm: Tổng số điểm có thể áp dụng cho cả bạn và con bạn.

25 điểm trở lên: Chỉ số cảm xúc thuộc loại ưu. Thông tuệ cảm xúc như vậy làm tươi sáng  cuộc sống của bản thân và của cả những người xung quanh.  Hãy cố gắng duy trì lối sống đó.

16 – 24: Cũng tốt nhưng đừng dừng lại và thỏa mãn, hãy cố gắng để hoàn thiện mình.

10 – 15:  Đáng phàn nàn, cần rèn luyện để nâng cao chỉ số cảm xúc của mình.

 

theo suckhoegiadinh

The post Cách đánh giá sự phát triển của con trẻ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/87-cach-danh-gia-su-phat-trien-cua-con-tre.html/feed 0
Cảnh giác với hiện tượng trẻ dậy thì sớm https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/88-canh-giac-voi-hien-tuong-tre-day-thi-som.html https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/88-canh-giac-voi-hien-tuong-tre-day-thi-som.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:34 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/88-canh-giac-voi-hien-tuong-tre-day-thi-som/ Nếu bé gái 8 tuổi hoặc nhỏ hơn đã có ngực, và bé trai 9 tuổi hoặc nhỏ hơn đã có râu, nghĩa là bé bị dậy thì sớm. Bệnh không chết người ngay nhưng khiến tâm sinh lý của trẻ phát triển không bình thường và là nguy cơ dẫn đến những bệnh nguy […]

The post Cảnh giác với hiện tượng trẻ dậy thì sớm appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Nếu bé gái 8 tuổi hoặc nhỏ hơn đã có ngực, và bé trai 9 tuổi hoặc nhỏ hơn đã có râu, nghĩa là bé bị dậy thì sớm.

Bệnh không chết người ngay nhưng khiến tâm sinh lý của trẻ phát triển không bình thường và là nguy cơ dẫn đến những bệnh nguy hiểm khác.

Ở châu Âu và Mỹ, người ta nhận thấy trong vòng 180 năm qua tuổi dậy thì đang giảm đi với tốc độ 1 – 3 tháng trong mỗi 10 năm. Những năm gần đây, tại Mỹ, tuổi dậy thì của phái nữ là 8 – 13 tuổi còn phái nam là 9 – 14 tuổi. Ở ta chưa có thống kê về tuổi dậy thì và nhiều người thường căn cứ vào câu nói của ông bà xưa: “Nữ thập tam, nam thập lục” và cho rằng tuổi dậy thì của bé gái là 13 còn của bé trai là 16.

PGS Nguyễn Hữu Đức nhận định, nếu cho rằng ông bà xưa ghi nhận tuổi dậy thì hơi trễ do quan sát những biểu hiện đã thật rõ nét của lứa tuổi này, cộng với tuổi dậy thì trải qua thời gian dài có giảm, thì tuổi dậy thì của bé gái ở nước ta phải từ tám tuổi trở lên, bé trai phải từ chín tuổi trở lên.

 

Như vậy, nếu bé gái trổ mã ở tuổi là tám hoặc nhỏ hơn tám với các dấu hiệu phát dục như ngực nở to, có kinh nguyệt, nổi mụn, mọc lông nách hoặc lông mu nhiều, tăng chiều cao nhanh chóng; bé trai ở tuổi là chín hay nhỏ hơn với các dấu hiệu miệng đã đầy ria mép, tăng kích thước dương vật hay tinh hoàn, giọng nói trầm đi… thì có thể coi là đã bị dậy thì sớm.

Căn bệnh này trước đây ít gặp, trong 100 trường hợp thì hãn hữu mới có 4 – 5 trẻ mắc phải, nhưng hiện ngày càng phổ biến, thậm chí cả trẻ mới 5 – 6 tuổi cũng đã mắc. Trong đó thường thấy xảy ra ở bé gái hơn bé trai.

Hiện tượng dậy thì sớm là do đâu?

Theo PGS Hữu Đức, trước hết, do tự thân cơ thể bé có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Thí dụ như có u bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở tuyến tùng nằm ở não bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm để làm dậy thì. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. Chính hai nguyên nhân còn lại dưới đây là đáng quan tâm hơn cả.

1. Do ăn thịt bò, heo, gà… nhiễm estrogen

Dậy thì sớm đã được ghi nhận ở những bé hay uống sữa bò, dùng các sản phẩm chế biến từ sữa bò, ăn thịt heo, gà bị nhiễm estrogen. Lâu nay trong chăn nuôi công nghiệp người ta vẫn hay lạm dụng nhiều các chất gọi là “hoóc môn tăng trưởng” nhằm thúc các con vật nuôi phát triển.

Trong các hoóc môn tăng trưởng đó có estrogen hoặc các tiền chất có thể chuyển hóa thành estrogen. Estrogen từ bên ngoài môi trường đưa vào cơ thể người được gọi là xenoestrogen. Bé gái chưa đến tuổi dậy thì nhưng lại tiếp xúc với xenoestrogen do tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi công nghiệp sẽ có nguy cơ dậy thì sớm.

Estrogen chính là một hoóc môn sinh dục nữ. Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với xenoestrogen xem như có một lượng estrogen có trong cơ thể, nó sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các estrogen này hướng dục (gonadotropins) đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ.

2. Bao bì nhựa có phtalat cao

Cho đến nay đã có những chứng cứ xác đáng cho thấy bé gái dậy thì sớm do nhiễm các “dẫn chất phtalat”. Dẫn chất phtalat gồm nhiều chất hữu cơ như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), diethylhexyl phtalat (DEHP), monomethyl phtalat (MMP),… Các dẫn chất này thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa…

Trong quá trình sử dụng các sản phẩm này, các dẫn chất phtalat nếu bị một tác động nào đó sẽ thôi ra (ngấm ra từ từ) và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể. Tác hại của chúng là làm xáo trộn nội tiết, khiến trẻ bị dậy thì sớm trước tuổi.

Một công trình nghiên cứu năm 2009 của Chou YY và cộng sự thực hiện tại khoa y, Đại học quốc gia Chen Kung (Đài Loan) trên 30 bé gái dậy thì sớm so với 33 bé gái bình thường cho thấy, trong nước tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng MMP cao hơn nhiều so với bé gái bình thường, và kết luận MMP có thể là một nguyên nhân môi trường gây dậy thì sớm ở bé gái Đài Loan.

Cũng vì tác hại của dẫn chất phtalat nên hiện nay Nghị viện châu Âu không cho phép dùng DBP và DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm. Đối với chúng ta, nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể chứa các dẫn chất phtalat. Không nên chế biến thức ăn quá nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà thay bằng vật đựng bằng sứ bởi nhiệt độ quá nóng sẽ làm các phtalat dễ thôi ra.

Cũng về tình trạng trẻ dậy thì sớm, theo PGS Nguyễn Thị Hoàn, trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện nhi Trung ương, dậy thì sớm được phân thành hai loại: dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả. Dậy thì sớm thật có sự kích hoạt của não (do u não, tổn thương não, teo não, động kinh, u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận…) rất dễ dẫn đến tử vong. Dậy thì sớm giả là dậy thì sớm hoóc môn sinh dục, ở bé gái là u nang buồng trứng, bé trai là tăng sản thượng thận bẩm sinh. Trẻ dậy thì sớm do u não ít gặp hơn nhưng khó điều trị hơn, còn dậy thì sớm giả rất thường gặp và nếu điều trị sớm trước năm tuổi có thể chữa khỏi.

Dậy thì sớm làm trẻ luôn cảm thấy bất an. Trẻ cao hơn so với trẻ cùng lứa nhưng khi trưởng thành lại có thân hình tương đối thấp lùn do thời điểm tăng và ngừng phát triển chiều cao đến sớm hơn. Bé gái dậy thì sớm còn có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng… cao hơn trẻ bình thường; bé trai dậy thì sớm có thể bị vô sinh.

Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu phát triển bất thường: trẻ trai ăn khỏe, cơ bắp phát triển, hiếu động, hay nghịch bộ phận sinh dục; trẻ gái có núm vú to, tự kích thích sinh lý… phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay.

 

theo suckhoegiadinh

The post Cảnh giác với hiện tượng trẻ dậy thì sớm appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/suc-khoe-tre-em/88-canh-giac-voi-hien-tuong-tre-day-thi-som.html/feed 0