Sơ cấp cứu – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:33:18 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Sơ cấp cứu – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOTPHO HỮU CƠ https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/66-ngo-doc-thuoc-tru-sau-photpho-huu-co.html https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/66-ngo-doc-thuoc-tru-sau-photpho-huu-co.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:15 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/66-ngo-doc-thuoc-tru-sau-photpho-huu-co/ 4 loại phospho hữu cơ đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là: – Thiophốt (Parathion) màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương. – Vôfatốc (methyl parathion) màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ tươi (dạng bột) mùi cỏ thối. – Dipterec dạng tinh thể, màu trắng. – DDVP […]

The post NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOTPHO HỮU CƠ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
4 loại phospho hữu cơ đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là:

– Thiophốt (Parathion) màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương.

– Vôfatốc (methyl parathion) màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ tươi (dạng bột) mùi cỏ thối.

– Dipterec dạng tinh thể, màu trắng.

– DDVP (dichloro diphenyl vinyl phosphat) màu vàng nhạt.

Phospho hữu cơ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da, niêm mạc (nhất là mắt) và chủ yếu là đường tiêu hóa (do bàn tay dính thuốc, ăn uống nhầm, tự tử, đầu độc…).

Triệu chứng ngộ độc phospho hữu cơ: có 2 nhóm triệu chứng chính:

– Giống muscarin: kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, gây:

* co đồng tử (có khi co nhỏ như đầu đinh,

* tǎng tiết (vã mồ hôi, nhiều nước bọt),

* tǎng co bóp ruột: đau bụng, nôn mửa,

* co thắt phế quản: tím tái, phù phổi, có thể liệt hô hấp,

* hạ huyết áp.

– Giống nicotin: kích thích các hạch thần kinh thực vật và hệ thần kinh trung ương.

* giật cơ, co cơ: co giật mi mắt, cơ mặt, rút lưỡi, co cứng toàn thân…

* rối loạn phối hợp vận động…

* hoa mắt, chóng mặt, run, nói khó, nhìn lóa, nặng thì hôn mê.

Thường thì chẩn đoán không khó, nếu là vô tình bị ngộ độc, thì triệu chứng quan trọng và khá đặc trưng là đồng tử co nhỏ, vã mồ hôi và nước bọt tiết nhiều…

– Xét nghiệm máu: hoạt độ men cholinesterase bình thường ở nam giới là 2,54 ? 0,53 micromol, nữ giới: 2,18 ? 0,51 micromol. Nếu giảm 30% là nhiễm độc nhẹ, giảm 50%: nhiễm độc vừa, giảm trên 70% là nhiễm độc nặng.

 

– Xét nghiệm nước tiểu định lượng paranitrophenol: chỉ có trong nước tiểu người ngộ độc Thiôphốt và Vôfatốc.

Xử trí: phải rất khẩn trương, sớm phút nào lợi phút ấy.

– Nếu uống phải: bệnh nhân còn tỉnh: ngoáy họng gây nôn, đồng thời cho uống nhiều nước để hòa loãng chất độc. Rửa dạ dày trước 6 giờ, mỗi lần rửa dùng khoảng 20-30 lít nước sạch (đun ấm nếu trời rét), sau 3 giờ phải rửa lại. Hòa vào mỗi lít nước 1 thìa cà phê muối và 1 thìa to (20g) than hoạt tính. Sau mỗi lần rửa, cho vào dạ dày 200ml dầu parafin (người lớn) và 3ml/kg thể trọng (trẻ em).

Nếu hấp thụ qua da: bỏ hết quần áo bị nhiễm và rửa da bằng nước và xà phòng.

Nếu nhiễm vào mắt: rửa mắt bằng nước trong 10′.

– Hồi sức: sulfat atropin liều cao: giải quyết triệu chứng nhiễm độc giống muscarin. Phải cho đầu tiên, tiêm ngay tức khắc khi xác định là ngộ độc phospho hữu cơ. Tiêm atropin ngay sau khi đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ.

* Trường hợp ngộ độc nặng: tiêm tĩnh mạch 2-3mg, sau đó cứ cách 10′ lại tiêm một lần cho đến khi đồng tử bắt đầu giãn thì chuyển sang tiêm dưới da, cứ cách 30′ lại tiêm 1-2mg cho đến khi tỉnh lại và đồng tử trở lại bình thường. Tổng liều có thể tới 20-60mg. Liều thường dùng: 24mg/24h.

* Ngộ độc vừa: tiêm dưới da 1-2mg, cứ 15-30′ một lần. Tổng liều 10-30mg.

* Ngộ độc nhẹ: tiêm dưới da 0,5-1mg, 2 giờ 1 lần. Tổng liều 3-9mg.

Theo dõi chặt chẽ nạn nhân trong khi dùng atropin, chú ý triệu chứng nhiễm độc atropin: khô niêm mạc, da khô, đỏ, đồng tử giãn to, nhịp tim nhanh. Nếu nặng: triệu chứng kích thích mạnh, mê sảng… thì phải ngừng atropin.

– Dung dịch PAM 2,5% (biệt dược Pralidoxime, Contrathion) giúp phục hồi hoạt tính men cholinesterase. Chỉ dùng trước 36 giờ kể từ khi nhiễm độc, dùng sau 36 giờ ít hiệu quả.

Liều dùng: lúc đầu tiêm tĩnh mạch 1-2g, sau đó nhỏ giọt tĩnh mạch mỗi giờ 0,5g hoặc cách 2-3 giờ tiêm tĩnh mạch 1 lần 0,5-1g. Tổng liều tối đa là 3000mg. Tiêm tĩnh mạch rất chậm 200-500mg trong 5-10 phút. Dùng đúng chỉ định và đúng liều, tiến triển tốt rất nhanh: giảm hôn mê, vật vã, giảm mất phản xạ và rút ngắn thời gian điều trị.

– Truyền dung dịch glucose, thở oxy, hô hấp hỗ trợ, chống co giật, kháng sinh…

– Chống chỉ định: morphin, aminophyllin.

– Chế độ dinh dưỡng: kiêng mỡ, sữa. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong vài ngày đầu. Khi bệnh đã ổn định, có thể cho ăn đường và đạm qua sonde.

 

theo thegioisuckhoe

The post NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOTPHO HỮU CƠ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/66-ngo-doc-thuoc-tru-sau-photpho-huu-co.html/feed 0
Ngộ độc dứa https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/65-ngo-doc-dua.html https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/65-ngo-doc-dua.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:14 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/65-ngo-doc-dua/ Ngộ độc dứa Ngộ độc dứa là do dị ứng với nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt dứa, nhất là những quả dập nát. Triệu chứng chính – Nôn mửa, ỉa chảy, ngứa, nổi mề đay, có khi khó thở như hen do co thắt phế quản.   – Trạng thái sốc: da lạnh, […]

The post Ngộ độc dứa appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Ngộ độc dứa

Ngộ độc dứa là do dị ứng với nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt dứa, nhất là những quả dập nát.

Triệu chứng chính

– Nôn mửa, ỉa chảy, ngứa, nổi mề đay, có khi khó thở như hen do co thắt phế quản.

98

 

– Trạng thái sốc: da lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ…

Xử trí:

– Truyền dịch tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và ỉa chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.

– Điều trị sốc dị ứng.

 

theo thegioisuckhoe

The post Ngộ độc dứa appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/65-ngo-doc-dua.html/feed 0
Cầm máu vết thương https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/64-cam-mau-vet-thuong.html https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/64-cam-mau-vet-thuong.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:12 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/64-cam-mau-vet-thuong/ Khi bị vết thương chảy máu, cần: – Nâng cao phần bị thương lên – Dùng khǎn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khǎn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy, – Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn […]

The post Cầm máu vết thương appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Khi bị vết thương chảy máu, cần:

– Nâng cao phần bị thương lên

– Dùng khǎn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khǎn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

– Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

 

* Cứ ấn chặt vào vết thương

* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt

* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn

 gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép…

* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Chú ý:

* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,

* Cứ 30′ lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.

* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.

 

theo thegioisuckhoe

The post Cầm máu vết thương appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/64-cam-mau-vet-thuong.html/feed 0
Cách xử trí chảy máu ở lòng bàn tay https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/63-cach-xu-tri-chay-mau-o-long-ban-tay.html https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/63-cach-xu-tri-chay-mau-o-long-ban-tay.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:11 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/63-cach-xu-tri-chay-mau-o-long-ban-tay/ Lòng bàn tay thường bị đứt khi dùng dao, kéo…cắt một vật nào đó hay khi bị té. Thường chảy máu trầm trọng vì bàn tay giàu máu nuôi. Có nhiều gân và thần kinh ở tay, nên vết thương ở lòng bàn tay có thể đi kèm mất vận động hay mất cảm giác […]

The post Cách xử trí chảy máu ở lòng bàn tay appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Lòng bàn tay thường bị đứt khi dùng dao, kéo…cắt một vật nào đó hay khi bị té. Thường chảy máu trầm trọng vì bàn tay giàu máu nuôi. Có nhiều gân và thần kinh ở tay, nên vết thương ở lòng bàn tay có thể đi kèm mất vận động hay mất cảm giác ngón tay.

Xử trí chảy máu lòng bàn tay như thế nào?

Giúp đỡ nạn nhân ngồi hoặc nằm xuống.

Đè ép trực tiếp lên vết thương.

 

Nâng tay cao lên.

Nếu nạn nhân bị gặp nạn do té ngã, hãy chú ý nâng và giữ vững tay bị gãy và cổ tay trước khi nâng tay bệnh nhân lên.

1. Đặt miếng băng vô trùng hay gạc sạch vào lòng bàn tay nạn nhân và yêu cầu nạn nhân gấp chặt các ngón tay để giữ gạc chặt lại.

Băng sao cho các ngón tay siết vừa đủ chặt vào miếng gạc.

Không băng ngón cái.

Nếu có dị vật cắm vào vết thương, thì băng xung quanh dị vật, băng ở đáy của dị vật trong tư thế bàn tay để tự nhiên.

Nếu có tổn thương gân, các ngón tay không thể gấp chặt lại được, thì cũng băng vết thương ở tư thế bàn tay để tự nhiên.

2. Xử trí sốc: nếu cần thiết.

Hãy giữ ấm cho nạn nhân, cho nạn nhân nghỉ và trấn an nạn nhân.

3. Nâng cẳng tay nạn nhân bằng cách dùng dây treo vòng qua cổ.

Đưa hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Dấu hiệu và triệu chứng của vỡ xương sọ, chấn động mạnh và chèn ép.

– Vết trầy xước ở hốc mắt

– Đau

– Chỗ sưng hoặc chỗ lõm ở xương sọ

– Dịch màu vàng rơm tiết ra từ cả hai tai.

– Nạn nhân ngày càng lơ mơ và không đáp ứng trong một khoảng thời gian.

– Nạn nhân có chậm trả lời những câu hỏi hay đáp ứng chậm với yêu cầu không?

– Nạn nhân có khó tập trung suy nghĩ không?

Chấn động :

– Da tái nhợt.

– Chóng mặt, mắt mờ và buồn nôn.

– Đau đầu, đau hết đầu hay một phần.

– Bất tỉnh.

Chèn ép:

– Nạn nhân ngày càng lơ mơ và không đáp ứng.

– Da đỏ và khô.

– Nói líu lưỡi, lúng túng.

– Mất cử động bán phần hoặc toàn phần, thường nửa người.

– Con ngươi một bên mở rộng hơn bên kia.

– Thở mạnh gây ồn, thường xuất hiện muộn.

 

theo thegioisuckhoe

The post Cách xử trí chảy máu ở lòng bàn tay appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/63-cach-xu-tri-chay-mau-o-long-ban-tay.html/feed 0
Nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm chảy máu https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/62-nguyen-tac-xu-tri-vet-thuong-phan-mem-chay-mau.html https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/62-nguyen-tac-xu-tri-vet-thuong-phan-mem-chay-mau.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:10 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/62-nguyen-tac-xu-tri-vet-thuong-phan-mem-chay-mau/ Tổn thương phần mềm thường xuất hiện sau khi tiếp xúc, bị tác động va đập mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tại vùng tổn thương và có thể bị chảy máu. Đối với các trường hợp chảy máu ngoài Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với […]

The post Nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm chảy máu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Tổn thương phần mềm thường xuất hiện sau khi tiếp xúc, bị tác động va đập mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tại vùng tổn thương và có thể bị chảy máu.

Đối với các trường hợp chảy máu ngoài

Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân. Nếu không có găng tay, cần dùng vải, gạc, quần áo sạch hoặc túi nylon để cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp khi sơ cứu.

Nên làm sạch vết thương nếu quá bẩn. Phải cầm máu tại chỗ càng nhanh càng tốt để hạn chế lượng máu của nạn nhân bị mất.

Cần theo dõi nạn nhân và chuyển ngay đến cơ sở y tế sau khi cầm máu.

 

Đối với các trường hợp chảy máu trong

Cần xác định nguyên nhân, hoàn cảnh bị thương tích nghi ngờ gây chảy máu trong. Phát hiện các dấu hiệu bất thường toàn thân của nạn nhân. Chống sốc cho nạn nhân và tìm mọi cách chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Việc băng bó vết thương phần mềm chảy máu ngoài với mục đích bảo vệ và giữ sạch vết thương, tránh ô nhiễm từ bên ngoài, tránh cọ xát, va chạm, hạn chế mọi sự đau đớn cho nạn nhân; đồng thời phải cầm máu ngay vết thương. Nguyên tắc là dùng băng để băng kín và không bỏ sót vết thương, băng phải đủ chặt, không làm ô nhiễm vết thương do những sai sót kỹ thuật và nên băng càng sớm càng tốt.

Cần lưu ý đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái và thuận tiện cho việc băng bó vết thương. Nên thao tác kỹ thuật sơ cứu ở phía trước hoặc phía bên của nạn nhân. Không được bôi thuốc, cồn trực tiếp vào vết thương hở đang chảy máu. Trước khi băng nên phủ một lớp gạc vô trùng hay gạc sạch và các nút buộc cố định băng không đè lên vết thương. Sau khi băng phải kiểm tra sự lưu thông của máu khoảng 10 phút một lần để bảo đảm máu có thể nuôi dưỡng phần cơ thể bị tổn thương ở dưới băng.

Nếu các tổn thương phần mềm không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ làm cho nạn nhân bị đau, sưng nề, hạn chế vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến hậu quả cứng khớp nếu kéo dài. Vết thương chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng và tử vong. Ngoài ra, nạn nhân cũng có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương và toàn thân.

 

theo thegioisuckhoe

The post Nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm chảy máu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/so-cap-cuu/62-nguyen-tac-xu-tri-vet-thuong-phan-mem-chay-mau.html/feed 0