Bệnh tiêu hóa – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:47:54 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh tiêu hóa – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Viêm đại tràng – cần chữa ngay khi mới mắc https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/143-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/143-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:52 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/143-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac/ Ở nước ta, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng, do tình trạng báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là nhận thức của chúng ta về bệnh: […]

The post Viêm đại tràng – cần chữa ngay khi mới mắc appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Ở nước ta, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng, do tình trạng báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là nhận thức của chúng ta về bệnh: không phải ai cũng biết mình đang bị viêm đại tràng, hoặc biết có bệnh mà không chữa dứt điểm, đến lúc bệnh trở thành mạn tính thì đã muộn!
 
Thế nào là mắc bệnh viêm đại tràng?
Nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng dưới đây:
– Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2 đến 6 lần mỗi ngày.
– Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn.
– Bụng trướng hơi, căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng.
– Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.
– Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, café …
Thì khả năng lớn bạn đang mắc bệnh viêm đại tràng! Nếu không kiên trì chữa dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát, trở thành mạn tính. Một khi đã mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính, việc chữa trị trở nên rất khó khăn vì khi ấy, đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận “sống chung” với bệnh trong nhiều năm, thậm chí cả đời. Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng mạn tính lâu năm sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam (theo Giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – “Bách khoa thư bệnh học” – 2008)
Khi đau bụng đi ngoài, ra nhiều nước, trướng bụng căng tức, chúng ta hay quen với cách tự chữa bằng uống kháng sinh, berberin hay thuốc cầm tiêu chảy, khi thấy bệnh giảm rồi thì thôi, nhưng thực tế: Thứ nhất, dùng kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: uống chưa đủ liều thì vi khuẩn dễ nhờn thuốc, uống nhiều quá lại gây ra loạn khuẩn ruột, mất đi hệ vi khuẩn có ích trong ruột –vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Thứ hai là dù triệu chứng bệnh không còn nhưng những độc chất do nhiễm khuẩn, do đồ ăn không hợp vệ sinh, do kháng sinh…  vẫn để lại những tổn thương ngay trên lớp niêm mạc đại tràng. Không được chữa trị dứt điểm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên lớp niêm mạc này trở nên rất dễ kích ứng và tái phát trở lại – đây chính là “mầm mống” của bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Cần chữa trị thế nào cho triệt để?
Với trường hợp mới mắc bệnh, trước hết cần giảm tối đa những đồ ăn gây kích ứng như: đồ ăn sống, chua cay, bia rượu và café. Hết sức hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết, có thể dùng berberin cho an toàn, và đặc biệt là cần “bảo dưỡng” lại đường tiêu hóa bằng việc hồi phục niêm mạc đại tràng bị tổn thương để tránh nguy cơ tiến triển thành mãn tính.
Với trường hợp đã mắc bệnh hơn 1 năm, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, nội soi để tìm tổn thương (nếu có) để chữa trị, và phát hiện sớm các biến chứng nặng hơn.
 
theo: suckhoedoisong

The post Viêm đại tràng – cần chữa ngay khi mới mắc appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/143-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac.html/feed 0
Tổn thương đường tiêu hóa sau uống rượu https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/144-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/144-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:52 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/144-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou/ Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy […]

The post Tổn thương đường tiêu hóa sau uống rượu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy yếu, xanh xao, buồn bực khó chịu, thậm chí là có khả năng ung thư, nguy hiểm về tính mạng.
Hai tổn thương phổ biến sau uống rượu
Hội chứng viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 – 400C. Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi…, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có ga, sữa bò… thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.
Hội chứng ruột kích thích: Không “ồn ào” như viêm dạ dày cấp, biểu hiện chính của hội chứng ruột kích thích xuất hiện sau nhậu nhẹt là tình trạng tiêu chảy cấp hoặc đại tiện sệt, lỏng ngày 3-4 lần, nhất là buổi sáng ngày hôm sau của những cuộc nhậu. Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không. Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức, khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.
Phân lỏng, nát nhưng có thể đoạn đầu cứng mà đoạn sau nát. Trong ngày, phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhày hoặc toàn nhày. Nhiều khi bệnh nhân còn có cảm giác ậm ạch, khó tiêu, no hơi, nặng bụng, trướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Các biểu hiện trên có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên lại tiếp tục xảy ra sau khi uống rượu, bia nhiều và theo thời gian, nó có thể làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không điều trị kịp thời.
Viêm dạ dày cấp tính là biểu hiện dữ dội ở đường tiêu hóa thường gặp sau uống rượu.
 
Hai nhóm căn nguyên chính
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể gói gọn lại thành 2 nhóm nguyên nhân chính là do thực phẩm (bao gồm cả rượu, bia) và các rối loạn nhu động ruột.
Các nguyên nhân do thực phẩm bao gồm: Ăn uống quá nhiều chất béo, gia vị, ăn quá nhanh, nhai không kỹ… Thực phẩm sử dụng tại bàn nhậu như rau quả, các loại thịt, cá, hải sản… không bảo đảm vệ sinh trong chế biến, sử dụng phẩm màu độc hại để bảo quản hoặc tái sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Nguồn gốc rượu, bia không rõ ràng; sử dụng rượu, bia kém chất lượng hoặc tự nấu, tự ngâm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng nước đá không bảo đảm vệ sinh.
Các nguyên nhân do rối loạn nhu động ruột: là do việc sử dụng quá nhiều rượu, bia làm mẫn cảm hệ thần kinh trung ương nói chung và thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn nhu động của ống tiêu hóa.
 
Có dự phòng được những hệ lụy do uống bia, rượu?
Nguyên tắc hàng đầu là không lạm dụng rượu, bia. Nếu phải ăn nhậu, nên chọn quán ăn có uy tín, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; không sử dụng đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi (như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường, đồ uống nhiều đường và có ga, chất kích thích), những thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt.
 
ThS. Nguyễn Bạch Đằng
theo: suckhoedoisong

The post Tổn thương đường tiêu hóa sau uống rượu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/144-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou.html/feed 0
Nhiễm khuẩn đường dẫn mật https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/141-nhiem-khuan-duong-dan-mat.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/141-nhiem-khuan-duong-dan-mat.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:51 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/141-nhiem-khuan-duong-dan-mat/ Nhiễm khuẩn đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 20 – 40, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam 2,4 lần. Những người có tiền sử giun chui ống mật hoặc sỏi mật dễ mắc bệnh. Mùa […]

The post Nhiễm khuẩn đường dẫn mật appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Nhiễm khuẩn đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 20 – 40, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam 2,4 lần. Những người có tiền sử giun chui ống mật hoặc sỏi mật dễ mắc bệnh. Mùa hè, nếu bà con đi làm đồng quên chuẩn bị nước uống theo, khi khát tùy tiện uống nước ở ruộng hay ao hồ sông suối… rất dễ bị nhiễm giun sán tạo nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật (NKĐM).
 
Dấu hiệu điển hình của NKĐM
Một người bị NKĐM thường có 3 triệu chứng điển hình là đau, sốt, vàng da, được gọi là tam chứng Charcot. Đau hạ sườn phải chiếm 91% số ca bệnh. Tính chất đau: đau dữ dội, đau lan lên ngực, lên vai phải, có khi vừa đau hạ sườn phải, vừa đau vùng thượng vị. Kèm theo đau là sốt, có tới trên 82% số bệnh nhân (BN) bị bệnh này có sốt. BN bị sốt bất chợt, tức là sốt không theo một quy luật nào, sốt nóng 39 – 40oC, có kèm những cơn rét run vã mồ hôi. Vàng da là triệu chứng chỉ gặp ở khoảng trên 26% số BN. Nhìn thấy da vàng, niêm mạc mắt và miệng vàng, vàng da diễn ra từng đợt, khi vàng da vẫn sốt. Nước tiểu vàng gặp ở trên 98% trường hợp.
Ngoài 3 triệu chứng trên, BN còn có các triệu chứng: mệt mỏi, ăn không tiêu, ngứa da toàn thân. Gan to mấp mé bờ sườn, ấn vào đau. Các triệu chứng trên đây là trường hợp bệnh điển hình. Tuy nhiên trong thực tế, có những BN không thấy đầy đủ các triệu chứng này. Nhưng dù thấy xuất hiện ít hay nhiều các triệu chứng trên, BN phải đến khám và điều trị ở bệnh viện ngay.
Trên lâm sàng thăm khám thấy: ấn vào điểm túi mật đau, hoặc dấu hiệu Murphy dương tính. Bắt thấy mạch chậm chỉ khoảng 60 nhịp/phút. Nếu đã hướng đến bệnh NKĐM, bác sĩ thường cho BN làm tiếp các xét nghiệm để xác định bệnh gồm: xét nghiệm máu thấy bilirubin máu tăng, chủ yếu là tăng bilirubin kết hợp (bình thường bilirubin toàn phần là 3,5 – 17 micromol/l; bilirubin kết hợp dưới 1/3 bilirubin toàn phần). Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, men phosphataza kiềm tăng.
 
Xét nghiệm nước tiểu thấy muối mật, sắc tố mật. Xét nghiệm dịch mật thấy albumin tăng, có tế bào mủ, nuôi cấy dịch mật có vi khuẩn mọc. Soi ổ bụng thấy gan có màu xanh sẫm, có các ổ mủ nhỏ, bờ gan tù; túi mật căng giãn tăng tưới máu hoặc teo nhỏ nhẽo. Siêu âm thấy thành túi mật dày so với bình thường dưới 0,3cm.  Chụp Xquang có thể phát hiện sỏi đường mật…
NKĐM cần phân biệt với một số bệnh: sốt rét cũng có sốt với những cơn rét run, nhưng có chu kỳ ngày một cơn hoặc cách ngày một cơn mà không có vàng da. Bệnh huyết tán thì có triệu chứng thiếu máu, vàng da, lách to, phân vàng, nước tiểu vàng. Bệnh viêm gan siêu vi có các triệu chứng: sốt, đau, vàng da nhưng khi có vàng da thì hết sốt.
 
Biến chứng của NKĐM
Nhiều nghiên cứu cho thấy: mầm bệnh gây viêm đường mật là do vi khuẩn, trong đó E.coli chiếm tỉ lệ 70- 80%, trực khuẩn Friedlander, thương hàn, liên cầu, tạp khuẩn… Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm: các nguyên nhân gây tắc đường mật từ đó dẫn đến ứ mật, viêm nhiễm như sỏi mật, u lành hoặc ác tính của bóng Vater, dị dạng đường mật, nhiễm khuẩn sau giun chui ống mật…
Bệnh NKĐM có thể dẫn đến các biến chứng nặng mà BN và thầy thuốc cần phát hiện để điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp gồm:
Túi mật tăng to dọa vỡ với biểu hiện: sốt cao, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, sờ túi mật thấy căng to, rất đau. BN cần được mổ cấp cứu dẫn lưu túi mật.
Với biến chứng túi mật hoại tử, BN có tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng; điểm túi mật đau; có thể bị trụy tim mạch.
Thấm mật phúc mạc làm cho BN sốt cao, vàng da đậm hơn. Đặc biệt BN có phản ứng co cứng thành bụng; mạch nhanh, huyết áp tụt.
Chảy máu đường mật: ngoài các triệu chứng đau, sốt, vàng da, BN có nôn ra máu với tính chất cục máu có hình dài nâu như ruột bút chì.
Sốc mật: BN sốt cao, vàng da đậm nhưng có triệu chứng sốc như mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp; nước tiểu ít hoặc không có nước tiểu; toàn trạng trở nặng nhanh chóng.
Nhiễm khuẩn máu với các triệu chứng: sốt cao kèm theo nhiều cơn  rét run; mạch nhanh, nhỏ, khó bắt; huyết áp tụt; trướng bụng, vô niệu; cấy máu thấy vi khuẩn mọc.
Áp-xe đường mật: sốt cao dao động, gan to và đau, soi ổ bụng thấy trên mặt gan có nhiều ổ áp-xe nhỏ…
 
Chú ý trong điều trị và phòng bệnh
Kể từ khi phát hiện bị NKĐM, BN cần thực hiện một chế độ ăn kiêng béo, nhất là phải kiêng mỡ động vật. Nên uống các loại nước thuốc Nam có tác dụng tốt cho gan, mật như nhân trần, actisô. Sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Trường hợp chưa làm được kháng sinh đồ thì dùng phối hợp 1, 2 hay 3 loại thuốc kháng sinh sau: colistin, cephalosporin, apixilin, gentamyxin.
Nếu nhiễm khuẩn do sỏi mật, mà sỏi nhỏ dưới 2cm ở đường dẫn mật trong gan, hoặc không mổ được thì dùng thuốc tan sỏi: chenodesoxycholic, urodesoxycholic… Điều trị triệu chứng dùng thuốc giãn cơ giảm đau, corticoid. Phẫu thuật điều trị khi có viêm đường mật do sỏi lớn trên 2cm, viêm đường mật có biến chứng…
Phòng bệnh: Cần khám phát hiện các nguyên nhân gây tắc đường mật như sỏi mật, u lành hoặc ác tính của bóng Vater, dị dạng đường mật… để điều trị dứt điểm. Phòng chống bệnh giun đũa để tránh giun chui ống mật gây viêm nhiễm bằng cách không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước lã. Không dùng phân tươi bón ruộng…
 
ThS. Bùi Quỳnh Nga
theo: suckhoedoisong

The post Nhiễm khuẩn đường dẫn mật appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/141-nhiem-khuan-duong-dan-mat.html/feed 0
Xử lý chứng khó tiêu https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/142-xu-ly-chung-kho-tieu.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/142-xu-ly-chung-kho-tieu.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:51 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/142-xu-ly-chung-kho-tieu/ Ai cũng có thể bị chứng khó tiêu, bất kể giới tính và tuổi tác. Khoảng 25% dân số đã từng có một lần bị chứng khó tiêu trong đời mình. Ðể điều trị chứng khó tiêu phải bắt đầu từ căn nguyên. Cho đến nay, điều trị nội khoa vẫn là biện pháp ưu […]

The post Xử lý chứng khó tiêu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Ai cũng có thể bị chứng khó tiêu, bất kể giới tính và tuổi tác. Khoảng 25% dân số đã từng có một lần bị chứng khó tiêu trong đời mình. Ðể điều trị chứng khó tiêu phải bắt đầu từ căn nguyên. Cho đến nay, điều trị nội khoa vẫn là biện pháp ưu việt trong điều trị chứng bệnh này.
Các triệu chứng và dấu hiệu của khó tiêu
Chứng khó tiêu biểu hiện bằng cơn đau hoặc cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị. Các cơn đau có thể đến rồi sau đó biến mất, nhưng thường thì chúng xảy ra khá thường xuyên. Các dấu hiệu của chứng khó tiêu là: đau lâm râm hoặc nóng xót ở vùng thượng vị; lình bình đầy hơi; ợ nóng; buồn nôn, nôn. Nếu thấy các dấu hiệu kể trên thì cần đi khám bệnh ngay.
Trào ngược dạ dày thực quản gây chứng khó tiêu
 
Nguyên nhân gây khó tiêu
Khó tiêu thường do loét dạ dày – tá tràng hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Trong bệnh trào ngược, chất acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây đau ở ngực. Cần làm một số xét nghiệm để xác định là loét hay trào ngược.
Một số thuốc men, như các thuốc kháng viêm có thể gây ra chứng khó tiêu. Đôi khi vẫn không tìm được nguyên nhân cụ thể nào gây ra chứng khó tiêu dù đã tiến hành đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán.
 
Khi nào cần đi khám bệnh?
Đôi khi chứng khó tiêu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như một ổ loét sâu ở dạ dày chẳng hạn. Ung thư dạ dày cũng là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra chứng khó tiêu. Khi bị khó tiêu, bệnh nhân nên đi khám bệnh sớm, nhất là khi có các yếu tố sau đây: trên 50 tuổi; sụt cân không chủ động; rối loạn nuốt; nôn ói nhiều; đại tiện phân đen; sờ thấy u cục ở vùng thượng vị
 
Ðiều trị chứng khó tiêu ra sao?
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, tuy nhiên điều trị nội vẫn là hướng xử trí thường được dùng nhất.
Nếu nguyên nhân chỉ là do loét dạ dày thì chứng khó tiêu có thể được điều trị dứt điểm. Bệnh nhân cần dùng các thuốc ức chế acid. Nếu có nhiễm vi khuẩn thì phải dùng thêm một số thuốc kháng sinh.
Khi chứng khó tiêu là do thuốc men gây ra thì nên ngừng ngay các loại thuốc đang dùng và thay thế bằng các loại thuốc khác
Các thuốc trung hòa acid trong dạ dày có thể giúp giảm đau và giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Cần phải nội soi dạ dày nếu:
– Vẫn còn đau dạ dày sau khi đã dùng thuốc chống khó tiêu được 8 tuần.
– Cơn đau giảm bớt được một thời gian rồi tái phát lại.
Chú ý các tác dụng phụ của thuốc điều trị chứng khó tiêu:
– Thuốc dùng điều trị chứng khó tiêu có thể gây tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Một số thuốc khiến lưỡi và phân có màu đen. Một số thuốc khác có thể gây nhức đầu, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
– Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng phụ khó chịu sau khi dùng thuốc điều trị chứng khó tiêu. Có thể cần phải thay thế bằng thuốc khác hoặc áp dụng một số biện pháp nào đó để giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ.
– Cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Phải uống hết các loại thuốc kháng sinh đã được chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm bớt nhiều.
Người bệnh cần làm gì để đề phòng chứng khó tiêu?
Để cảm thấy dễ chịu hơn người bệnh cần phải: bỏ thuốc lá, nếu có hút thuốc; tránh các thực phẩm gây khó chịu tiêu hóa; cố gắng giảm stress trong cuộc sống; nếu bị chứng trào ngược thực quản thì nên tránh ăn ngay trước khi đi ngủ. Nâng cao đầu giường 15-20cm có thể giúp giảm bớt triệu chứng. Đặc biệt là nên tránh dùng các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, aspirin, naproxen…
 
BS. Đồng Ngọc Khanh
theo: suckhoedoisong

The post Xử lý chứng khó tiêu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/142-xu-ly-chung-kho-tieu.html/feed 0
Cảnh giác với tiêu chảy cấp tính do Crytosporidium https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/31-canh-giac-voi-tieu-chay-cap-tinh-do-crytosporidium.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/31-canh-giac-voi-tieu-chay-cap-tinh-do-crytosporidium.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:42 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/31-canh-giac-voi-tieu-chay-cap-tinh-do-crytosporidium/ Crytosporidium là các ký sinh trùng ký sinh ở đường ruột, chúng nhiễm vào cơ thể người do sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh do Crytosporidium xảy ra trên khắp thế giới, nhất là ở các nước có điều kiện vệ sinh còn kém. Đặc biệt khi nhiễm Crytosporidium nó […]

The post Cảnh giác với tiêu chảy cấp tính do Crytosporidium appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Crytosporidium là các ký sinh trùng ký sinh ở đường ruột, chúng nhiễm vào cơ thể người do sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh do Crytosporidium xảy ra trên khắp thế giới, nhất là ở các nước có điều kiện vệ sinh còn kém. Đặc biệt khi nhiễm Crytosporidium nó có thể đe dọa tính mạng của những người suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, ở những vùng lụt lội do ảnh hưởng mưa lũ, nguồn nước dễ bị nhiễm loại khuẩn này.
 Vòng đời và chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng Cryptosporidiosis.

Cách lây truyền và đối tượng dễ lây nhiễm

Chủng gây bệnh ở người có tên là Cryptosporidium parvum, là một nguyên sinh bào hình cầu. Cryptosporidium lây truyền bằng đường phân miệng gồm truyền từ người sang người, từ súc vật sang người, truyền qua nước và qua thức ăn. Chúng xâm nhập vào ruột cư trú ở biểu mô, nhân lên và tạo ra các nang đào thải qua phân ra ngoài. Các nang có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh một thời gian dài, đặc biệt có khả năng đề kháng cao đối với các hóa chất sát khuẩn cho nước uống và nước bể bơi. Đặc biệt lưu ý, ở mức clo vẫn dùng để khử khuẩn tại các bể bơi hầu hết các mầm bệnh đều bị tiêu diệt, nhưng Cryptosporidium vẫn có thể tồn tại nhiều ngày. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên trẻ em, phụ nữ có thai và những người bị các bệnh về miễn dịch thường có nguy cơ mắc nhiều hơn. Trong đó cần chú ý đến các đối tượng có nguy cơ cao là: trẻ em và người lớn uống phải nước ở kênh rạch, ao hồ, bể bơi… trong khi bơi; những người có thói quen uống nước lã, ăn hoa quả sống; những người làm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Biểu hiện của bệnh

Ở những người có hệ miễn dịch bình thường khi bị nhiễm ký sinh trùng này thường không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhưng bệnh tự khỏi. Ở những trẻ suy dinh dưỡng hoặc người bị suy giảm miễn dịch, bệnh thường kéo dài.

Sau từ 2-10 ngày, người nhiễm Crytosporidium có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy cấp. Nếu mất nước nhiều, người bệnh có những biểu hiện của tình trạng mất nước như khát nước, khô da và niêm mạc… Nặng hơn bệnh nhân có thể trụy tim mạch và tử vong.

Ở những người có hệ miễn dịch bình thường, bệnh thường khéo dài 1- 2 tuần nhưng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu (bệnh nhân bị bệnh ung thư, HIV/AIDS, người sử dụng corticoid kéo dài, trẻ em, người già…) bệnh có thể diễn biến dài hơn và nặng hơn. Nhiều trường hợp nhiễm Crytosporidium nhưng không có biểu hiện gì.
Nguyên tắc điều trị

Vấn đề chẩn đoán tiêu chảy do Crytosporidium còn gặp nhiều khó khăn. Biện pháp chẩn đoán chủ yếu là tìm ký sinh trùng trong phân.

 

Cho đến nay, không có một phương pháp điều trị đặc biệt nào khác ngoài bù nước và điện giải cho bệnh nhân. Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch osezol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói osezol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày. Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mà xác định là mắc bệnh thì nên hoặc giảm liều nếu có thể để cơ thể có đủ khả năng loại trừ được ký sinh trùng.

Cách xử lý nước nghi ngờ nhiễm Crytosporidium

Đun sôi: Nước dùng để uống được lọc từ nước sông, suối, ao, hồ nên đun sôi ít nhất 1 phút. Ở những nơi núi cao, thời gian đun sôi cần kéo dài hơn.

Lọc nước: Biện pháp lọc nước bằng cát và các biện pháp thông thường khác (dùng bông gòn, bể lắng, phèn…) không loại bỏ được Crytosporidium. Một số thiết bị lọc nước trên bằng khe thẩm thấu trên thị trường được nghi nhận là có tác dụng lọc ký sinh trùng này.

Nguồn nước được xử lý bằng tia cực tím có thể làm mất khả năng gây bệnh của ký sinh trùng này.
Làm gì để dự phòng?

Cần phải xử lý phân người và động vật đúng theo phương pháp vệ sinh. Rửa tay cẩn thận khi tiếp xúc với phân và sau khi đi vệ sinh. Không uống nước chưa được đun sôi hoặc chưa được khử khuẩn. Những nhân viên phục vụ ăn uống cần phải nghỉ việc khi mắc bệnh. Trẻ nhỏ cũng phải tạm nghỉ ở nhà cho tới khi hết tiêu chảy.

Đối với các bể bơi công cộng, trong điều kiện cho phép, để tăng cường cho hệ thống khử khuẩn tại các bể bơi có thể sử dụng tia cực tím hoặc sục khí ôzôn để bất hoạt các ký sinh trùng trong nước.

Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì bạn có thể làm nhiễm bẩn nước và lây truyền bệnh cho người khác. Không nên uống nước bể bơi, đặc biệt tránh nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Thay bỉm và quần lót cho trẻ tại khu vực vệ sinh, không được thay ở gần khu vực bể bơi để tránh làm nhiễm bẩn nước bể bơi; không ăn hoa quả xanh hoặc sữa tươi chưa qua tiệt khuẩn; rửa tay trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ và khi tiếp xúc với thú vật nuôi; ăn chín, uống sôi và không ăn, uống thực phẩm không rõ nguồn gốc.

 

theo suckhoegiadinh

The post Cảnh giác với tiêu chảy cấp tính do Crytosporidium appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/31-canh-giac-voi-tieu-chay-cap-tinh-do-crytosporidium.html/feed 0
Khi nào cần nội soi dạ dày? https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/30-khi-nao-can-noi-soi-da-day.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/30-khi-nao-can-noi-soi-da-day.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:40 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/30-khi-nao-can-noi-soi-da-day/ Hiện nay, thủ thuật nội soi dạ dày được chỉ định khá rộng. Việc chẩn đoán bệnh bằng nội soi có độ chính xác cao hơn so với phương pháp chụp X quang hay siêu âm. Ngoài việc chẩn đoán bệnh, nội soi dạ dày còn được chỉ định để lấy các dị vật ống […]

The post Khi nào cần nội soi dạ dày? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Hiện nay, thủ thuật nội soi dạ dày được chỉ định khá rộng. Việc chẩn đoán bệnh bằng nội soi có độ chính xác cao hơn so với phương pháp chụp X quang hay siêu âm. Ngoài việc chẩn đoán bệnh, nội soi dạ dày còn được chỉ định để lấy các dị vật ống tiêu hóa, điều trị xuất huyết tiêu hóa, xét nghiệm vi khuẩn HP, giúp lấy các mẫu mô sinh thiết từ tổn thương hoặc niêm mạc dạ dày gửi xét nghiệm khi nghi ngờ ung thư .

Nội soi dạ dày khi nào?

Người bệnh cần thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên khi có các triệu chứng: Khó nuốt hay nuốt đau, nuốt nghẹn, nuốt vướng; Đau sau xương ức, cảm giác trào ngược, thường xuyên buồn nôn khi đánh răng; Đau thượng vị, nóng rát thượng vị. Nôn ra máu; Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn, đầy hơi, thiếu máu, thiếu sắt; Ho, viêm họng kéo dài, cảm giác vướng; Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân; Ăn uống chung với người đã bị nhiễm vi khuẩn HP và có một trong những triệu chứng trên.

 

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?

Để đảm bảo nội soi được an toàn và có kết quả tốt, bệnh nhân cần phải nhịn ăn uống trước nội soi tối thiểu 6 giờ để tránh sặc thức ăn và bảo đảm cho việc quan sát, đánh giá tổn thương trong quá trình nội soi (nên nội soi dạ dày vào buổi sáng, sau 1 đêm không ăn uống). Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân cần phải nhịn ăn lâu hơn (12 – 24 giờ) hoặc phải đặt ống thông để bơm rửa dạ dày. Không uống nước có màu, sữa, thuốc cản quang… vào buổi sáng ngày nội soi. Ngoài ra, bệnh nhân cần cho bác sĩ nội soi biết các loại thuốc đã dùng gần đây, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh kèm theo nhằm đảm bảo tính an toàn của thủ thuật nội soi.

Sau khi thực hiện nội soi, nên hạn chế dùng thức ăn cay nóng vì có thể tổn thương niêm mạc miệng mà bạn không nhận biết được do ảnh hưởng của thuốc tê. Không nên khạc nhổ mà chỉ ngậm và súc miệng với ít nước muối pha loãng là đủ. Các triệu chứng có thể gặp sau nội soi như: đau họng, bụng chướng hơi, buồn nôn, bí tiểu… nhưng nó sẽ mất trong vòng 24 giờ.

Ai không nên thực hiện nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn. Bệnh nhân thường về nhà ngay sau soi. Biến chứng nặng có thể gặp là thủng ống tiêu hóa, sốc phản vệ nhưng rất hiếm gặp. Nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối. Vài trường hợp, bác sĩ có thể hoãn soi khi nghi ngờ thủng dạ dày, bỏng do uống acid, suy tim, thiếu máu cơ tim cấp, suy hô hấp hoặc mới ăn no.

 

theo suckhoegiadinh

The post Khi nào cần nội soi dạ dày? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/30-khi-nao-can-noi-soi-da-day.html/feed 0
Viêm đại tràng – cần chữa ngay khi mới mắc https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/27-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/27-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:39 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/27-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac/ Ở nước ta, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng, do tình trạng báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là nhận thức của chúng ta về bệnh: […]

The post Viêm đại tràng – cần chữa ngay khi mới mắc appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Ở nước ta, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng, do tình trạng báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là nhận thức của chúng ta về bệnh: không phải ai cũng biết mình đang bị viêm đại tràng, hoặc biết có bệnh mà không chữa dứt điểm, đến lúc bệnh trở thành mạn tính thì đã muộn!

Thế nào là mắc bệnh viêm đại tràng?

Nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng dưới đây:

– Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2 đến 6 lần mỗi ngày.

– Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn.

– Bụng trướng hơi, căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng.

– Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.

– Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, café …
Thì khả năng lớn bạn đang mắc bệnh viêm đại tràng! Nếu không kiên trì chữa dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát, trở thành mạn tính. Một khi đã mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính, việc chữa trị trở nên rất khó khăn vì khi ấy, đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận “sống chung” với bệnh trong nhiều năm, thậm chí cả đời. Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng mạn tính lâu năm sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam (theo Giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – “Bách khoa thư bệnh học” – 2008)
Khi đau bụng đi ngoài, ra nhiều nước, trướng bụng căng tức, chúng ta hay quen với cách tự chữa bằng uống kháng sinh, berberin hay thuốc cầm tiêu chảy, khi thấy bệnh giảm rồi thì thôi, nhưng thực tế: Thứ nhất, dùng kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: uống chưa đủ liều thì vi khuẩn dễ nhờn thuốc, uống nhiều quá lại gây ra loạn khuẩn ruột, mất đi hệ vi khuẩn có ích trong ruột –vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Thứ hai là dù triệu chứng bệnh không còn nhưng những độc chất do nhiễm khuẩn, do đồ ăn không hợp vệ sinh, do kháng sinh…  vẫn để lại những tổn thương ngay trên lớp niêm mạc đại tràng. Không được chữa trị dứt điểm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên lớp niêm mạc này trở nên rất dễ kích ứng và tái phát trở lại – đây chính là “mầm mống” của bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Cần chữa trị thế nào cho triệt để?

Với trường hợp mới mắc bệnh, trước hết cần giảm tối đa những đồ ăn gây kích ứng như: đồ ăn sống, chua cay, bia rượu và café. Hết sức hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết, có thể dùng berberin cho an toàn, và đặc biệt là cần “bảo dưỡng” lại đường tiêu hóa bằng việc hồi phục niêm mạc đại tràng bị tổn thương để tránh nguy cơ tiến triển thành mãn tính.

Với trường hợp đã mắc bệnh hơn 1 năm, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, nội soi để tìm tổn thương (nếu có) để chữa trị, và phát hiện sớm các biến chứng nặng hơn.

 

theo suckhoegiadinh

The post Viêm đại tràng – cần chữa ngay khi mới mắc appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/27-viem-dai-trang-can-chua-ngay-khi-moi-mac.html/feed 0
Tổn thương đường tiêu hóa sau uống rượu https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/28-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/28-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:39 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/28-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou/ Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy […]

The post Tổn thương đường tiêu hóa sau uống rượu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy yếu, xanh xao, buồn bực khó chịu, thậm chí là có khả năng ung thư, nguy hiểm về tính mạng.

Hai tổn thương phổ biến sau uống rượu
Hội chứng viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 – 400C. Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.

Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi…, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có ga, sữa bò… thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.
Hội chứng ruột kích thích: Không “ồn ào” như viêm dạ dày cấp, biểu hiện chính của hội chứng ruột kích thích xuất hiện sau nhậu nhẹt là tình trạng tiêu chảy cấp hoặc đại tiện sệt, lỏng ngày 3-4 lần, nhất là buổi sáng ngày hôm sau của những cuộc nhậu. Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không. Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức, khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.

Phân lỏng, nát nhưng có thể đoạn đầu cứng mà đoạn sau nát. Trong ngày, phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhày hoặc toàn nhày. Nhiều khi bệnh nhân còn có cảm giác ậm ạch, khó tiêu, no hơi, nặng bụng, trướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Các biểu hiện trên có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên lại tiếp tục xảy ra sau khi uống rượu, bia nhiều và theo thời gian, nó có thể làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không điều trị kịp thời.
Hai nhóm căn nguyên chính

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể gói gọn lại thành 2 nhóm nguyên nhân chính là do thực phẩm (bao gồm cả rượu, bia) và các rối loạn nhu động ruột.

Các nguyên nhân do thực phẩm bao gồm: Ăn uống quá nhiều chất béo, gia vị, ăn quá nhanh, nhai không kỹ… Thực phẩm sử dụng tại bàn nhậu như rau quả, các loại thịt, cá, hải sản… không bảo đảm vệ sinh trong chế biến, sử dụng phẩm màu độc hại để bảo quản hoặc tái sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Nguồn gốc rượu, bia không rõ ràng; sử dụng rượu, bia kém chất lượng hoặc tự nấu, tự ngâm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng nước đá không bảo đảm vệ sinh.
Các nguyên nhân do rối loạn nhu động ruột: là do việc sử dụng quá nhiều rượu, bia làm mẫn cảm hệ thần kinh trung ương nói chung và thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn nhu động của ống tiêu hóa.

Có dự phòng được những hệ lụy do uống bia, rượu?

Nguyên tắc hàng đầu là không lạm dụng rượu, bia. Nếu phải ăn nhậu, nên chọn quán ăn có uy tín, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; không sử dụng đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi (như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường, đồ uống nhiều đường và có ga, chất kích thích), những thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt.

 

theo suckhoegiadinh

The post Tổn thương đường tiêu hóa sau uống rượu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/28-ton-thuong-duong-tieu-hoa-sau-uong-ruou.html/feed 0
Rối loạn do ăn uóng https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/29-roi-loan-do-an-uong.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/29-roi-loan-do-an-uong.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:39 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/29-roi-loan-do-an-uong/ Rối loạn ăn uống là thuật ngữ để chỉ những bất thường về hành vi ăn uống. Khoảng 1 – 2% dân số thế giới mắc rối loạn này. Bệnh khởi phát chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 14  –  18), trẻ gái mắc nhiều hơn trẻ trai. Nếu không được phát […]

The post Rối loạn do ăn uóng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Rối loạn ăn uống là thuật ngữ để chỉ những bất thường về hành vi ăn uống. Khoảng 1 – 2% dân số thế giới mắc rối loạn này. Bệnh khởi phát chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 14  –  18), trẻ gái mắc nhiều hơn trẻ trai. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là đối với lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh về thể chất.

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống

Hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, sự phát triển của xã hội, truyền thông, quảng cáo trong việc đề cao hình dáng mảnh khảnh của giới người mẫu đã làm thay đổi suy nghĩ của các trẻ vị thành niên, thúc đẩy hình thành các rối loạn ăn uống.

Các loại rối loạn ăn uống

Có ba loại phổ biến nhất:

Chán ăn tâm lý: Là một dạng rối loạn ăn uống đặc trưng bởi chỉ số khối cơ thể thấp, người gầy ốm; có nhận thức “méo mó” về vóc dáng cơ thể và rất sợ tăng cân. Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn. Những người mắc chứng chán ăn này thường nhịn ăn để kiểm soát cân nặng của mình. Các biện pháp thường được dùng trong nhóm người này: tập thể dục quá mức, lạm dụng các thuốc gây chán ăn, hoặc thuốc giảm cân.

Biểu hiện của người bị chán ăn tâm lý: vóc người gầy, nhưng vẫn muốn giảm cân; không dám ăn dù đang đói; luôn tránh ăn thức ăn có chất béo; tập thể dục, thể thao nhiều. Tác hại của chứng chán ăn tâm lý: da khô, tóc khô, dễ rụng, móng tay dễ gãy; làm việc không tập trung, mau mệt; hay bị chuột rút; loãng xương; rối loạn tiêu hoá; có thể rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ không đều, thiểu kinh, vô kinh…

Việc điều trị bao gồm điều trị các triệu chứng khác đi kèm (bổ sung dinh dưỡng, vi chất, hỗ trợ đường tiêu hoá…), kết hợp tâm lý trị liệu nhằm thay đổi những quan niệm không đúng về vóc dáng và thói ăn kiêng quá mức của bệnh nhân. Tham vấn, giáo dục cho gia đình và bạn bè trong quá trình điều trị rất cần thiết, vì những người này có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân thay đổi nhận thức.

Chứng cuồng ăn:Đặc trưng là sợ tăng cân nhưng rất thèm ăn và ăn nhiều thức ăn trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó có cảm giác xấu hổ nên cố gắng loại bỏ thực phẩm vừa ăn bằng cách gây nôn, tập thể dục quá mức, bỏ bữa sau đó. Do cố gắng loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể, người mắc chứng cuồng ăn dễ bị thiếu dinh dưỡng và một số tác hại khác: mòn men răng, viêm tuyến nước bọt do tiếp xúc thường xuyên với axít trong chất nôn ra; viêm loét dạ dày, thực quản; rối loạn cân bằng nước, điện giải, nhồi máu cơ tim trường hợp rối loạn điện giải nặng…

 

Biểu hiện ở người mắc chứng cuồng ăn:thường đi vào nhà vệ sinh sau ăn; thường ăn riêng, tránh ăn ở chỗ đông người; sử dụng thuốc giảm cân, thuốc gây chán ăn; cố tập thể dục và tập quá mức; có biểu hiện dằn vặt, hối lỗi sau bữa ăn quá nhiều.

Cần phát hiện sớm và điều trị ngay vì chứng cuồng ăn gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong. Khoảng 10% bệnh nhân của chứng này tử vong do cơ thể suy kiệt, nhồi máu cơ tim hoặc tự tử. Điều trị chứng rối loạn này cần có sự tác động vào nhiều mặt: y tế, dinh dưỡng và tâm lý. Hình thức thường dùng là tư vấn trực tiếp với vai trò nâng đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình điều trị và sau đó.

Chứng ăn uống thoải mái: Những người mắc chứng này cũng thấy mặc cảm sau những bữa ăn no nê, nhưng lại không tìm cách ói ra như người mắc chứng cuồng ăn. Dấu hiệu nhận biết là ăn lượng nhiều và liên tục, ăn không có cảm giác no. Do ăn nhiều, bệnh nhân thường bị thừa cân, béo phì, từ đó gây ra tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ trong máu, sỏi túi mật… Hầu hết bệnh nhân không nhận ra hoặc không đi điều trị cho đến khi có tăng cân quá mức hoặc các vấn đề lớn về sức khoẻ.

Việc điều trị chứng rối loạn ăn uống này thường dựa trên tác động tâm lý giáo dục nhằm thay đổi thói quen, một số trường hợp nặng có thể dùng thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn, nhưng phải do bác sĩ khám và chỉ định. Trong thời gian điều trị, bản thân bệnh nhân cần cố gắng xây dựng một lối sống phù hợp: ăn điều độ: bắt đầu với những bữa ăn nhỏ, ít thực phẩm; tránh bỏ bữa vì sẽ làm bệnh nhân có cảm giác đói bụng dễ gây thói quen ăn nhiều vào bữa tối để bù trừ; ăn cân đối dựa vào nhu cầu cơ thể; ghi nhật ký ăn uống nhằm kiểm soát được lượng thức ăn để từ đó điều chỉnh; tham gia các hoạt động thể thao, thiền, nghe nhạc… nhằm tránh suy nghĩ nhiều về việc ăn uống. Hạn chế tham gia dự tiệc hoặc ăn tại nhà hàng phục vụ thức ăn tuỳ chọn (buffet).

 

theo suckhoegiadinh

The post Rối loạn do ăn uóng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tieu-hoa/29-roi-loan-do-an-uong.html/feed 0