Bệnh Thận – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:31:27 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh Thận – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Bệnh sỏi thận khi thấy đau – sỏi đã lớn https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/20-benh-soi-than-khi-thay-dau-soi-da-lon.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/20-benh-soi-than-khi-thay-dau-soi-da-lon.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:36 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/20-benh-soi-than-khi-thay-dau-soi-da-lon/ Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Sỏi thận hình thành do nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho […]

The post Bệnh sỏi thận khi thấy đau – sỏi đã lớn appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Sỏi thận hình thành do nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản.

 

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo dẫn đến suy thận.

Bệnh thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán sỏi qua da, phẫu thuật…Tuy nhiên, có đến 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, dâu tây…Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

 

theo suckhoevietnam

The post Bệnh sỏi thận khi thấy đau – sỏi đã lớn appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/20-benh-soi-than-khi-thay-dau-soi-da-lon.html/feed 0
Hóa giải nỗi lo suy thận mạn tính https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/21-hoa-giai-noi-lo-suy-than-man-tinh.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/21-hoa-giai-noi-lo-suy-than-man-tinh.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:36 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/21-hoa-giai-noi-lo-suy-than-man-tinh/ Đối với người mắc bệnh thận – tiết niệu mạn tính thì nỗi lo lớn nhất là dẫn đến suy thận mạn tính. Khi đã bị suy thận, người bệnh không chỉ phải đối mặt với nỗi ám ảnh mỗi lần lọc máu mà hy vọng cuối cùng là được ghép thận cũng gặp nhiều […]

The post Hóa giải nỗi lo suy thận mạn tính appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Đối với người mắc bệnh thận – tiết niệu mạn tính thì nỗi lo lớn nhất là dẫn đến suy thận mạn tính. Khi đã bị suy thận, người bệnh không chỉ phải đối mặt với nỗi ám ảnh mỗi lần lọc máu mà hy vọng cuối cùng là được ghép thận cũng gặp nhiều khó khăn do kinh tế eo hẹp và khan hiếm nguồn hiến tặng.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thận mạn tính?

Bệnh thận mạn tính liên quan nhiều đến tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, gút, đái tháo đường và các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Theo Hội Thận học Hoa Kỳ, suy thận mạn tính được xác định khi có sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận trên 3 tháng, cụ thể có protein trong nước tiểu, tăng creatinin máu, mức lọc cầu thận giảm, mô học thận thay đổi. Trong cơ thể người, tạng thận có vai trò quan trọng như điều chỉnh nội môi, bài tiết chất cặn bã sinh ra trong quá trình chuyển hóa, điều chỉnh kiềm toan và điều hòa điện giải, tham gia tạo máu, điều hòa chuyển hóa canxi, điều hòa huyết áp…

Khi thận bị suy, các chức năng hoạt động giảm, dần dần dẫn đến mất chức năng khiến bệnh nhân tử vong do nhiễm toan, tăng kali máu, suy tim, phù phổi, tai biến mạch máu não. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có khoảng 12 triệu người tử vong vì biến chứng tim mạch liên quan đến suy thận mạn tính. Các biện pháp điều trị suy thận phổ biến và hiệu quả hiện nay đang được thực hiện là lọc máu chu kỳ và ghép thận. Tuy nhiên đối với mỗi phương pháp đều vấp phải những khó khăn riêng.

 

Thận bình thường                   Thận bị suy

Hiện nay số bệnh nhân suy thận mạn tính ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng tăng, do đó số lượng bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải được điều trị lọc máu (chạy thận nhân tạo) cũng tăng theo. Nhiều trung tâm thận nhân tạo ra đời cùng với kỹ thuật lọc máu không ngừng được hoàn thiện, đã làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn tính được lọc máu chu kỳ cải thiện đáng kể. Đại đa số bệnh nhân phát hiện suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ do tình cờ đi khám và xét nghiệm máu thấy: u rê máu, creatinin máu tăng cao, thiếu máu.

Nhiều bệnh nhân suy sụp về tinh thần khi được bác sĩ cho biết kết quả chẩn đoán suy thận độ III – độ IV phải lọc máu (chạy thận nhân tạo chu kỳ). Có những bệnh nhân quá sợ hãi đã bỏ về, rồi sau đó bệnh diễn biến nặng mới quay trở lại để lọc máu nên chức năng thận càng suy giảm. Đa số bệnh nhân lần đầu tiên lọc máu đều rất lo âu, vì cuộc sống sẽ gắn liền với máy thận nhân tạo. Nói đúng hơn, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cũng có thể sống kéo dài trong nhiều năm và hoàn toàn phụ thuộc vào chạy thận nhân tạo, nhưng bệnh nhân sống trong trạng thái ốm yếu, bất lực, nỗi bất hạnh luôn ám ảnh họ với hàng loạt bệnh lý nội khoa khó lường như: suy tim, tai biến mạch máu não, viêm gan, phù phổi cấp, xuất huyết tiêu hóa…

Sự thành công của ghép thận đã mở ra viễn cảnh mới cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối; Ghép thận đã trả lại cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cuộc sống tốt đẹp cả về thể lực lẫn trí tuệ, có cuộc sống như người bình thường, lấy vợ, lấy chồng và sinh con cái. Tuy nhiên, ở Việt Nam khi số bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối được ghép thận quá ít vì: người cho thận chủ yếu là người trong gia đình. Mặc dù Luật hiến tạng đã ra đời, nhưng người tình nguyện cho tạng từ người mất não, hoặc tử vong do tai nạn giao thông mới đếm trên đầu ngón tay. Thiết nghĩ, nếu những người rủi ro chết do tai nạn giao thông mà hiến thận thì cứu được bao nhiêu người đang mong được ghép thận. Hy vọng trong tương lai, việc hiến mô, tạng sẽ đi vào lòng người Việt Nam như đạo Phật đã dạy “Cứu một người phúc đẳng hà sa”. Khi người mất đi mà hiến tạng cho người khác thì người thân vẫn thấy và cảm nhận một phần cơ thể của người mất đang tồn tại “cuộc sống trở lại sau cái chết”. Để làm được điều đó, ngoài những nỗ lực lớn lao của các thầy thuốc, giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng sẽ không thể thiếu được những nghĩa cử cao đẹp và sự thấu hiểu của cộng đồng.

Tóm lại, bệnh thận mạn tính có thể phòng ngừa được bằng cách điều trị triệt để khi bị viêm cầu thận, sỏi đường tiết niệu, tránh béo phì, thừa cân; kiểm soát tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, chế độ ăn ít muối, không lạm dụng bia rượu, không hút thuốc lá.

 

theo suckhoevietnam

The post Hóa giải nỗi lo suy thận mạn tính appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/21-hoa-giai-noi-lo-suy-than-man-tinh.html/feed 0
Uống nước chanh hàng ngày giúp phòng sỏi thận https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/19-uong-nuoc-chanh-hang-ngay-giup-phong-soi-than.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/19-uong-nuoc-chanh-hang-ngay-giup-phong-soi-than.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:34 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/19-uong-nuoc-chanh-hang-ngay-giup-phong-soi-than/ Một phương pháp đơn giản và không hề tốn kém để ngăn ngừa căn bệnh sỏi thận đó là uống nước chanh hàng ngày.   Theo ông Roger Sur, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu các biện pháp phòng chống sỏi thận UC San Diego, Mỹ, việc sử dụng chanh là một trong năm […]

The post Uống nước chanh hàng ngày giúp phòng sỏi thận appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Một phương pháp đơn giản và không hề tốn kém để ngăn ngừa căn bệnh sỏi thận đó là uống nước chanh hàng ngày.

 

Theo ông Roger Sur, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu các biện pháp phòng chống sỏi thận UC San Diego, Mỹ, việc sử dụng chanh là một trong năm biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh sỏi thận.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước chanh còn có tác dụng giảm sự hấp thụ đối với muối, canxi và protein đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Chanh chứa nhiều citrate (hợp chất tự nhiên có tác ngăn chặn việc tạo thành sỏi thận) nhất trong các loại quả.

Nghiên cứu của ông Sur cho thấy việc uống mỗi ngày khoảng 140g chanh vắt lấy nước hòa vào hai lít nước có thể làm giảm khả năng mắc bệnh sỏi thận (bệnh thận) tới 7-8 lần.

Nước ép các loại quả khác chứa ít citrate hơn và thường chứa một lượng nhất định canxi và chất oxalate, một trong những thành phần cơ bản tạo ra sỏi thận./.

 

theo suckhoevietnam

The post Uống nước chanh hàng ngày giúp phòng sỏi thận appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/19-uong-nuoc-chanh-hang-ngay-giup-phong-soi-than.html/feed 0
Màu và mùi nước tiểu nói lên điều gì? https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/17-mau-va-mui-nuoc-tieu-noi-len-dieu-gi.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/17-mau-va-mui-nuoc-tieu-noi-len-dieu-gi.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:33 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/17-mau-va-mui-nuoc-tieu-noi-len-dieu-gi/ Màu sắc, độ trong của nước tiểu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu thận khỏe mạnh, thì các chất cần cho cơ thể đều được giữ lại còn nếu không, có khả năng bạn đang mắc một số bệnh về thận (bệnh thận).   1. Màu nước tiểu Nước tiểu bình thường […]

The post Màu và mùi nước tiểu nói lên điều gì? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Màu sắc, độ trong của nước tiểu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu thận khỏe mạnh, thì các chất cần cho cơ thể đều được giữ lại còn nếu không, có khả năng bạn đang mắc một số bệnh về thận (bệnh thận).

 

1. Màu nước tiểu

Nước tiểu bình thường trong và có màu từ vàng nhạt tới màu hổ phách sậm do chứa sắc tố gọi là urochrome. Tuy nhiên màu sắc nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

Uống ít nước thì nước tiểu có màu vàng (do bị cô đặc lại). Càng uống nhiều nước màu nước tiểu càng nhạt. Nếu thấy nước tiểu đỏ như màu nước trà, thường là do có lẫn mật.

Lấy nước tiểu ra cho vào một cái lọ, đậy nút rồi lắc mạnh. Nếu thấy có nhiều bọt là chắc chắn có mật. Soi gương thấy da chuyển sang màu vàng thì cần đến bác sĩ để kiểm tra và xin chỉ định của bác sĩ để điều trị nếu thấy cần thiết.

Nếu thấy có lẫn máu trong nước tiểu (màu đỏ máu) thì nhất thiết phải đến bệnh viện để kiểm tra xem do sỏi thận, do nhiễm khuẩn hay đôi khi có thể do ung thư.

Mỗi người có hai quả thận nằm hai bên xoang bụng. Mỗi phút có khoảng 130ml máu đi qua thận. Thận làm nhiệm vụ lọc máu. Đa số nước, muối, các chất dinh dưỡng được hấp thu lại vào máu. Một số nước, Urê và các chất thải khác chuyển thành nước tiểu theo 2 ống gọi là niệu quản đưa xuống bàng quang.

Mỗi ngày có khoảng 1,5 – 2 lít nước tiểu được sinh ra. Nếu cơ thể thiếu nước thì kích tố ADH (antidiuretic Hormone) sinh ra từ tuyến yên sẽ điều chỉnh để có cảm giác khát và tìm nước uống.

Tuy nhiên, màu của nước tiểu nhiều khi không phản ánh bệnh tật mà do các màu (nhất là phẩm màu) trong thuốc hay trong thực phẩm tạo nên.

Ví dụ vitamin B2 làm nước tiểu có màu vàng tươi, một số thuốc an thần làm cho nước tiểu có màu đỏ, thuốc giảm đau có loại làm cho nước tiểu có màu da cam, có loại thuốc chữa huyết áp cao có thể làm nước tiểu có màu đen!

Nếu nước tiểu đục như kiểu có lẫn lòng trắng trứng thì chứng tỏ Protein đã lọt qua thận, có nghĩa là thận có vấn đề, cần kiểm tra để điều trị.

2. Mùi nước tiểu

Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây. Tuy nhiên, vì một số lý do có thể làm cho nước tiểu có mùi.

Nguyên nhân nước tiểu có mùi

a. Do uống ít nước: Nếu nước tiểu có màu vàng và hơi khai thì nguyên nhân đơn giản là do bạn uống thiếu nước. Mỗi người cần uống đủ nước mỗi ngày, uống ít nước quá sẽ dẫn đến hiện tượng nước tiểu rất đặc và khai.

b. Do ảnh hưởng từ thuốc: Mùi của nước tiểu cũng chịu ảnh hưởng rất lớn mùi vị của thuốc. Uống hay tiêm các loại Penicillin, Ampicillin… thấy mùi rất đặc trưng.

c. Do ảnh hưởng của thức ăn: Mùi vị của thức ăn có thể được bài tiết ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. Ví dụ, khi ăn măng, nước tiểu sẽ có mùi rất nồng.

Cả 3 dấu hiệu trên đều bình thường, chỉ cần uống nhiều nước hoặc sau điều trị thuốc, sau khi thức ăn bị đào thải hết thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

d. Do nhiễm trùng đường tiểu: Nếu nước tiểu có mùi hôi kèm theo một số triệu chứng như đau tức bụng dưới, đau buốt khi tiểu … là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu.

· Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.

– Phân loại nhiễm trùng đường tiểu:

+ Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm trùng niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ.

+ Viêm bàng quang: là nhiễm trùng đường tiểu phổ biến nhất gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu máu.

+ Viêm thận-bể thận cấp: do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu. Trường hợp này cần có sự can thiệp của bác sỹ vì có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận cũng như tử vong nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nếu phụ nữ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu thì nên xem lại tư thế giao hợp nhằm tránh bớt các tư thế gây tác động nhiều đến lỗ niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Trong đó, bị đau buốt khi đi tiểu (khó tiểu) là triệu chứng thường gặp. Sự sưng tấy và viêm nhiễm có thể xuất hiện do ngâm mình tắm trong bồn tắm với xà phòng, dùng các chất rửa vệ sinh vùng kín… Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cọ sát, gây nên nhiễm trùng niệu đạo.

Lượng nước tiểu trung bình của người trưởng thành là 1,4 lít/ngày

– Điều trị nhiễm trùng đường tiểu:

Có một số phương pháp giảm khả năng nhiễm bệnh và giảm bệnh như uống nước hoa quả, uống thật nhiều nước (2-3 lít một ngày), uống nước râu ngô… Phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bị nhẹ, có thể tự khỏi. Còn đa phần, bệnh nhân phải đi thử nước tiểu.

Với phụ nữ, đường tiết niệu này liên hệ khá mật thiết với cơ quan sinh dục như vòi dẫn trứng, ổ tử cung. Cho nên người bệnh cần đến các bệnh viện đa khoa để xét nghiệm nước tiểu, từ các chỉ số xét nghiệm đó các bác sĩ sẽ kết luận ra nguyên nhân và có hướng giải quyết.

Để phòng bệnh, tốt nhất là vệ sinh cá nhân thật sạch, tránh các hóa chất tác động đến “vùng kín”, vệ sinh sau khi giao hợp, uống nhiều nước, không nhịn tiểu… Nếu phụ nữ đang ở độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu thì nên xem lại tư thế giao hợp nhằm tránh bớt các tư thế gây tác động nhiều đến lỗ niệu đạo.

Lưu ý:

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang.

Bạn hãy đi khám bác sĩ khi thấy tiểu ra máu đỏ kéo dài trên 24 giờ hay nước tiểu của bạn bị thay đổi màu mà hoàn toàn không liên quan đến thức ăn hay thuốc, chất bổ sung khác hay phẩm màu.

Cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn có hai hay nhiều hơn hai giai đoạn tiểu máu, bất kể hai lần đó cách xa như thế nào. Và cần đi khám ngay khi có thể nếu bạn đi tiểu ra màu nâu đen, đặc biệt nếu kèm đi cầu phân trắng và vàng da vàng mắt. Đây có thể là dấu hiệu nặng của bệnh gan.

Ngoài ra, để giúp giảm khả năng bị sỏi thận bạn nên uống nhiều nước và hạn chế ăn muối, đạm, các thực phẩm như rau bina, đại hoàng.

– Đối với ung thư bàng quang: ngưng hút thuốc, tránh tiếp xúc với hóa chất và uống nhiều nước có thể giảm nguy cơ ung thư bàng quang.

– Đối với ung thư thận: ngưng hút thuốc lá, giữ thể trọng trong giới hạn cho phép, ăn nhiều rau quả, trái cây, tập thể dục thường xuyên, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.

 

theo suckhoevietnam

The post Màu và mùi nước tiểu nói lên điều gì? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/17-mau-va-mui-nuoc-tieu-noi-len-dieu-gi.html/feed 0
Chế độ ăn cho người bệnh thận https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/18-che-do-an-cho-nguoi-benh-than.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/18-che-do-an-cho-nguoi-benh-than.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:33 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/18-che-do-an-cho-nguoi-benh-than/ Người bị viêm cầu thận cấp cần tăng cường chất đường từ mật ong, khoai sọ, miến dong, tránh các loại ngũ cốc giàu đạm như gạo, mỳ. Người bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư, nhưng chưa suy cần ăn nhiều thịt nạc, cá, trứng, và sữa bột tách bơ, tránh phủ […]

The post Chế độ ăn cho người bệnh thận appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Người bị viêm cầu thận cấp cần tăng cường chất đường từ mật ong, khoai sọ, miến dong, tránh các loại ngũ cốc giàu đạm như gạo, mỳ. Người bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư, nhưng chưa suy cần ăn nhiều thịt nạc, cá, trứng, và sữa bột tách bơ, tránh phủ tạng động vật.

Đối với bệnh nhân viêm cầu thận cấp:

1. Những thực phẩm nên dùng:

– Chất bột đường: có nguồn gốc từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.

– Chất béo: nên sử dụng 30-35 g/ngày.

– Chất đạm: giảm đạm tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng.

– Các loại rau quả: nếu trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Khi tiểu được nhiều thì mới ăn như bình thường.

2. Thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:

– Các loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì… hoặc chỉ ăn dưới 150 g/ngày.

– Không nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật.

– Cần theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng lượng rau quả hợp lý.

– Không nên sử dụng nhiều chất đạm có nguồn gốc thực vật.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ: 100-150 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Thịt nạc hoặc cá: 50-100 g. Trứng vịt, gà:1 quả, tuần ăn 2-3 lần. Dầu ăn: 20-30 g. Rau: 200-300 g. Quả: 200-300 g. Dùng lượng nước bằng lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300-500ml. Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, khi hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.

 

Đối với người mắc bệnh thận, chế độ ăn rau quả cần phụ thuộc vào lượng nước tiểu hằng ngày.

 

Đối với bệnh nhân viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy thận:

1. Thực phẩm nên dùng:

– Các loại gạo, mì, khoai sắn.

– Chỉ nên sử dụng chất béo 20-25 g/ngày, 2/3 là dầu thực vật.

– Ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế.

– Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ. Lượng đạm 1,5-2 g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci.

2. Thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế:

– Không sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật.

– Không nên sử dụng các phủ tạng động vật như tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn 1-2 quả/tuần.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:  Gạo tẻ:300-350 g. Thịt nạc hoặc cá 200 g hoặc 300 g đậu phụ. Dầu ăn 10-15 g. Rau 300-400 g. Quả 200-300 g. Muối 2 g.

Đối với bệnh nhân suy thận:

1. Thực phẩm nên dùng:

– Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.

– Dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35-40 g/ngày, 2/3 là thực vật.

– Giảm đạm; ăn thịt nạc, cá 50 g/ngày; sữa 100-200 ml/ngày; Trứng gà, vịt: 2-3 quả/tuần.

– Ăn loại rau quả ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.

2. Thực phẩm không nên dùng:

– Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật.

– Hạn chế gạo, mì, chỉ nên ăn dưới 150 g/ngày.

– Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.

– Tránh các loại có vị chua: Rau ngót, mồng tơi, đay.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ 50-100 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Miến dong 100-120 g. Bột sắn, bột đao 20 g. Đường kính 30-50 g. Sữa tươi 100-200 ml. Thịt nạc hoặc cá 50 g. Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần. Dầu ăn 20-30 g. Rau 200-300 g. Quả chín 200-300 g.

 

theo suckhoevietnam

The post Chế độ ăn cho người bệnh thận appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-than/18-che-do-an-cho-nguoi-benh-than.html/feed 0