Bệnh Gout – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:31:26 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh Gout – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Chữa gout: Quan trọng là hiểu đúng bệnh! https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/14-chua-gout-quan-trong-la-hieu-dung-benh.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/14-chua-gout-quan-trong-la-hieu-dung-benh.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:32 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/14-chua-gout-quan-trong-la-hieu-dung-benh/ Không ít bệnh nhân bức xúc vì đau hai gót chân từ nhiều năm, tìm thầy chạy thuốc khắp nơi nhưng bệnh cứ ít tuần lại tái phát, dù đã thử đủ loại thuốc đắt tiền. Bệnh gout còn có tên là bệnh thống phong do đặc tính gây đau khớp bất chợt khó lường […]

The post Chữa gout: Quan trọng là hiểu đúng bệnh! appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Không ít bệnh nhân bức xúc vì đau hai gót chân từ nhiều năm, tìm thầy chạy thuốc khắp nơi nhưng bệnh cứ ít tuần lại tái phát, dù đã thử đủ loại thuốc đắt tiền.

Bệnh gout còn có tên là bệnh thống phong do đặc tính gây đau khớp bất chợt khó lường khiến nhiều người trở tay không kịp do tình trạng lạm dụng rượu bia, thuốc men…

Sạch túi vì cả tin

Nhiều bệnh nhân vẫn tưởng chỉ khi nào đau khớp ngón tay, ngón tay mới là bệnh gout. Trên thực tế, bệnh gout là hậu quả của việc kết tụ thuỷ tinh thể urate vì tăng acid uric trong máu. Thường thì bệnh gây ảnh hưởng trên khớp nhỏ, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp lớn như khớp gối khiến thoái hóa khớp, hay thành gai cột sống, hoặc trong bắp thịt khiến mỏi cơ, dưới da sinh dị ứng, trên đường tiết niệu thành sỏi…Do đó, việc tầm soát bệnh gout bằng cách đo acid uric trong máu là điều nên làm ngay cả khi chưa đau đâu đó.

Tuy nhiên, do ở xứ mình không có biện pháp chế tài của y sĩ đoàn nên trong thời gian gần đây có nhiều quảng cáo về việc điều trị bệnh gout bằng Đông y nhưng với điều kiện là bệnh nhân phải theo đuổi liệu pháp rất tốn kém và kéo dài nhiều tháng tùy bệnh nặng nhẹ.

 

Biết là có bệnh phải vái tứ phương nhưng người bệnh cần phân biệt giữa mục tiêu hạ và ổn định acid uric trong máu với việc điều trị khớp đã viêm tấy vì bệnh gout. Nếu bệnh gout là hậu quả của rối loạn biến dưỡng chất đạm thì bệnh cho dù đã ổn định vẫn có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận tiện như chế độ dinh dưỡng sai lầm, nếp sinh hoạt lao tâm lao lực, lạm dụng thực phẩm, ngộ độc hóa chất… Hứa ẩu trên quảng cáo theo kiểu bệnh không bao giờ tái phát chỉ là hứa lèo! Để hạ acid uric trong máu, với Đông hay Tây y cũng thế, nếu được áp dụng đúng bài bản, không cần kéo dài thời gian chữa trị…

Đau hoài vì dùng thuốc

Không ít bệnh nhân bức xúc vì đau hai gót chân từ nhiều năm, tìm thầy chạy thuốc khắp nơi nhưng bệnh cứ ít tuần lại tái phát, dù đã thử đủ loại thuốc đắt tiền. Cần nói ngay cho rõ là không hẳn hễ đau gót chân lúc nào cũng do bệnh gout. Riêng trong bệnh gout, đau gót chân sở dĩ khó điều trị vì đây là vùng vừa ít mạch máu nên thuốc khó tác dụng, vừa là điểm phải chịu đựng sức nặng của cơ thể nên khó lành. Bệnh nhân nên được điều trị kết hợp với Đông y dưới hình thức xoa bóp, ngâm thuốc, châm cứu… thay vì chỉ tập trung vào thuốc hóa chất.

Không ít bệnh nhân sau khi phát hiện lượng acid uric qúa cao trong máu, người bệnh kiêng cữ hết thịt cá, cũng không uống một giọt bia, nhưng mới được 2 ngày thì lãnh ngay cơn đau tá hỏa đến độ phải vào bệnh viện cấp cứu! Đáng tiếc vì giảm nguồn đạm động vật khi bị bệnh gout là đúng, nhưng cắt đứt nguồn đó ngay tức khắc lại là một sai lầm vì cơ thể khi đứng trước tình trạng bất ngờ thiếu đạm sẽ phản ứng sai lệch bằng cách huy động chất đạm dự trữ trong bắp thịt. Acid uric khi đó sẽ bội tăng trong máu gây cơn đau hơn dao cắt. Chế độ kiêng cữ chất đạm trong bệnh gout vì thế cần được tiến hành thong thả.

Mẹo dinh dưỡng

Không quá khó để giảm liều lượng thuốc và thu ngắn liệu trình nếu bệnh nhân thủ sẵn vài “mánh” về dinh dưỡng nhằm cầm chân lượng acid uric trong định mức không gây được bệnh. Thí dụ: Uống tối thiểu 2,5 lít nước trong một ngày. Uống đều. Đừng đợi đến khát mới uống. Tăng món ăn hạ acid uric sau bữa tiệc nhiều thịt cá, chẳng hạn với khoai tây, dưa leo, củ hành, rau má, thanh long. Áp dụng dược thảo hạ acid uric như trà atiso, râu bắp… và đừng nín tiểu khi mắc tiểu.

 

theo suckhoegiadinh

The post Chữa gout: Quan trọng là hiểu đúng bệnh! appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/14-chua-gout-quan-trong-la-hieu-dung-benh.html/feed 0
Những ai nên hạn chế ăn đậu phụ? https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/15-nhung-ai-nen-han-che-an-dau-phu.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/15-nhung-ai-nen-han-che-an-dau-phu.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:32 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/15-nhung-ai-nen-han-che-an-dau-phu/ Đậu phụ mặc dù có nhiều đặc tính tốt nhưng với một số người, ăn nhiều lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Người thiếu máuĐậu phụ rất giàu protein thực vật và ăn nhiều không những gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể mà còn dễ làm cho protein tiêu […]

The post Những ai nên hạn chế ăn đậu phụ? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Đậu phụ mặc dù có nhiều đặc tính tốt nhưng với một số người, ăn nhiều lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người thiếu máu
Đậu phụ rất giàu protein thực vật và ăn nhiều không những gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể mà còn dễ làm cho protein tiêu hóa không tốt, xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng vv.
Người có tuổi
Trong trường hợp thông thường, chất protein thực vật vào trong cơ thể chúng ta sau khi trải qua trao đổi và bị biến đổi, cuối cùng đa phần trở thành phế thải chứa Ni tơ và thận thải ra ngoài cơ thể.
Khi có tuổi, khả năng bài tiết chất thải của thận kém đi, lúc này nếu không chú ý ăn uống, ăn đậu phụ hằng ngày, tức là dung nạp quá nhiều protein thực vật sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra nhiều chất thải chứa Nitơ, tăng thêm gánh nặng cho thận, làm cho chức năng của thận lão hóa hơn, không có lợi cho sức khỏe.

Người có nguy cơ thiếu I-ốt
Đậu tương để làm đậu phụ hàm chứa một loại chất gọi là saponins. Chất này thúc đẩy I-ốt trong cơ thể bài tiết. Trong thời gian dài ăn quá nhiều đậu phụ dễ gây ra thiếu I-ốt và gây ra các bệnh do thiếu I-ốt.
Người bị bệnh Gout
Đậu phụ chứa khá nhiều purine, chất làm tăng axit uric trong máu, khiến triệu chứng bệnh gout xuất hiện. Vậy nên người bị bệnh gout nên hạn chế ăn đậu phụ.

 

theo suckhoevietnam

The post Những ai nên hạn chế ăn đậu phụ? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/15-nhung-ai-nen-han-che-an-dau-phu.html/feed 0
Nguyên nhân bệnh gout – thống phong https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/16-nguyen-nhan-benh-gout-thong-phong.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/16-nguyen-nhan-benh-gout-thong-phong.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:32 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/16-nguyen-nhan-benh-gout-thong-phong/ Bệnh Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Ở người bình […]

The post Nguyên nhân bệnh gout – thống phong appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Bệnh Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định: 5mg% ở nam và 4mg% ở nữ, tùy độ tuổi và có sự thay đổi. Để mức acid uric cân bằng hàng ngày, acid uric được thải ra ngoài chủ yếu theo đường thận.

Một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric

Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch – Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh này rất hiếm và rất nặng.

Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.

 

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

– Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

– Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học  như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

– Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

Vai trò của acid uric trong viêm khớp

Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:

– Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.

– Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.

– Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.

Hiểu rõ về bệnh gout – thống phong sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm cách phòng tránh bệnh gout.

 

theo suckhoevietnam

The post Nguyên nhân bệnh gout – thống phong appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/16-nguyen-nhan-benh-gout-thong-phong.html/feed 0
Tìm kiếm Đặt làm trang chủ Thực phẩm gây bệnh gout https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/12-tim-kiem-dat-lam-trang-chu-thuc-pham-gay-benh-gout.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/12-tim-kiem-dat-lam-trang-chu-thuc-pham-gay-benh-gout.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:31 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/12-tim-kiem-dat-lam-trang-chu-thuc-pham-gay-benh-gout/ Gout là một loại bệnh viêm khớp thường gặp ở nam giới. Chúng ta có thể bị gout hoặc căn bệnh này sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.Bệnh gout là gì? Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn […]

The post Tìm kiếm Đặt làm trang chủ Thực phẩm gây bệnh gout appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Gout là một loại bệnh viêm khớp thường gặp ở nam giới. Chúng ta có thể bị gout hoặc căn bệnh này sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.Bệnh gout là gì?

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.

Ngón chân cái sẽ bị bệnh này tấn công đầu tiên và dần dần lan sang các khu vực như chân, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và cánh tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần.

Một số loại thực phẩm gây bệnh gout

Thịt: Hàm lượng protein, sắt và một số khoáng chất khác có trong thịt khá cao. Tuy nhiên, thịt lại có thể gây ra bệnh gout bởi thực phẩm nhiều protein thì tỷ lệ hợp chất purin lại cao. Một số loại thịt có thể kể tên như thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt lợn và thịt thú rừng. Thịt đã qua chế biến, xử lý như thịt xông khói, xúc xích, pepperoni , lạp xưởng cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Ngoài ra, bất kỳ món ăn nào chế biến từ thịt như canh, xúp gà…đều nguy hiểm không kém.

Nội tạng động vật: Không những thịt động vật có thể gây ra bệnh gout mà nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, óc cũng chính là những tác nhân đáng phải lưu ý.

Hải sản: Hải sản cũng chứa hàm lượng cao protein và purin – hợp chất gây bệnh gout. Có thể kể tên một số loại như cá trổng, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi. Ngoài ra còn phải kể tên một số loại giáp xác như cua, tôm, trai.

Rau: Rau được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dường cao và cung cấp đủ nước. Tuy nhiên một số loại rau lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Một số loại rau cần chú ý như nấm. đậu, súp lơ, cây đậu lăng, măng tây.

Bia, rượu: Nếu uống bia rượu ở mức độ vừa phải thì chúng lại có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, cồn rượu có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm. Nếu bạn đã bị bệnh gout, nên trán xa bia rượu.

Bột nở: Bột nở được sử dụng trong lúc làm các đồ nướng. Nếu thực phẩm nào chứa loại bột nở này cũng có hàm lượng purin cao. Bành mỳ, bánh bao, bánh nướng, bánh mỳ vòng chính là những loại thực phẩm đáng lo ngại.

Chú ý: Trong khẩu phần ăn chúng ta hằng ngày đôi lúc vẫn không thể tránh khỏi những loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý để có chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

 

theo suckhoevietnam

The post Tìm kiếm Đặt làm trang chủ Thực phẩm gây bệnh gout appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/12-tim-kiem-dat-lam-trang-chu-thuc-pham-gay-benh-gout.html/feed 0
Chung sống với bệnh viêm khớp mãn tính https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/13-chung-song-voi-benh-viem-khop-man-tinh.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/13-chung-song-voi-benh-viem-khop-man-tinh.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:31 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/13-chung-song-voi-benh-viem-khop-man-tinh/ Tôi phải làm gì với chứng đau nhức tay do bệnh viêm khớp mãn tính? Tôi đã dùng thuốc giảm đau nhưng paracetamol chẳng có tác dụng gì. Tôi phải chuyển sang dùng Diclofenac và bác sĩ còn nói rằng dùng lâu dài có thể gây loét dạ dày. Trả lời: Chứng viêm khớp bạn […]

The post Chung sống với bệnh viêm khớp mãn tính appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Tôi phải làm gì với chứng đau nhức tay do bệnh viêm khớp mãn tính? Tôi đã dùng thuốc giảm đau nhưng paracetamol chẳng có tác dụng gì. Tôi phải chuyển sang dùng Diclofenac và bác sĩ còn nói rằng dùng lâu dài có thể gây loét dạ dày.

Trả lời: Chứng viêm khớp bạn đang chịu đựng – tình trạng viêm dẫn tới sưng và đau khớp – là loại viêm khớp phổ biến nhất và cũng khó hiểu nhất.
Từ rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh này tôi hoàn toàn hiểu nỗi đau mà bạn đang phải chịu đựng. Do bệnh phát ở tay nên bạn cần hạn chế tối đa làm các việc nhà và công việc nặng nhọc. Chỉ dùng tay trong trường hợp thật cần thiết.

Tôi đồng ý với bác sĩ đang điều trị cho bạn rằng thuốc giảm đau giúp làm dịu cơn đau nhưng không nên lạm dụng.
Diclofenac là một loại thuốc giảm đau kháng viêm nhưng như bạn nói nó có thể gây loét dạ dày và gây nguy hại cho thận. Vì vậy, chỉ nên dùng theo một liệu trình ngắn, không nên quá số ngày bác sĩ đã kê.
Những thuốc giảm đau khác như aspirin hay ibuprofen cũng có thể dùng mặc dù các tác dụng phụ với dạ dày vẫn có (gây khó tiêu và chảy máu dạ dày).
Có một số bằng chứng cho thấy châm cứu giúp giảm đau viêm khớp hiệu quả. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ và có thể tới gặp bác sĩ vật lý trị liệu để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Một số người mắc bệnh viêm khớp quan tâm tới chế độ ăn và tuân thủ theo một số sách hướng dẫn. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy các loại thực phẩm “axit” như cam lại có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tăng thêm. Có thể ở đây đã có sự nhầm lẫn với bệnh gout – một loại viêm khớp khác mà thủ phạm chính là một số loại thực phẩm quá bổ dưỡng

 

theo suckhoevietnam

The post Chung sống với bệnh viêm khớp mãn tính appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-gout/13-chung-song-voi-benh-viem-khop-man-tinh.html/feed 0